Chương trình trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030

15/03/2021    Lượt xem: 1041    In bài viết   Độ tương phản  

Theo đó, nhằm mục đích quán triệt đầy đủ, sâu sắc các nội dung Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật và Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030; Nâng cao nhận thức, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc chăm lo đời sống của người khuyết tật, tạo cơ hội bình đẳng nhằm đáp ứng tốt hơn quyền lợi chính đáng, hợp pháp, động viên để người khuyết tật tự tin, phát huy năng lực, vươn lên hòa nhập, đóng góp cho xã hội; Tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, phối hợp thực hiện các chính sách trợ giúp đối với người khuyết tật. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá, đa dạng nguồn lực thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật. Tạo điều kiện để các tổ chức của người khuyết tật và các tổ chức vì người khuyết tật hoạt động có hiệu quả; Tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được tiếp cận các chính sách giáo dục, học nghề, việc làm, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và giải trí; chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đồng bộ, toàn diện, thực chất, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp.

Để đạt mục tiêu thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, Luật Người khuyết tật và cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường không rào cản bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người khuyết tật và hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình.

Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật bao gồm về trợ giúp y tế; trợ giúp giáo dục; trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế; phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai; trợ giúp tiếp cận công trình xây dựng; trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông; trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; trợ giúp pháp lý tại xã, phường, thị trấn nơi người khuyết tật có nhu cầu trợ giúp pháp lý, tại Hội của người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật khi có yêu cầu và phù hợp với điều kiện của địa phương;  hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; trợ giúp phụ nữ khuyết tật tiếp cận với chính sách an sinh xã hội; hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập và hòa nhập cộng đồng;  nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật và giám sát đánh giá … Để thực hiện Kế hoạch, các giải pháp được nêu để thực hiện, đó là: triển khai Luật Người khuyết tật, các Luật liên quan và các văn bản quy phạm pháp luật trợ giúp người khuyết tật trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch, tiếp cận công trình công cộng, giao thông, trợ giúp pháp lý và công nghệ thông tin và truyền thông; đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp người khuyết tật, huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia trợ giúp người khuyết tật; lồng ghép các chỉ tiêu liên quan đến người khuyết tật trong hệ thống cơ sở dữ liệu của các ngành; đề cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc trợ giúp người khuyết tật; tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để trợ giúp cho người khuyết tật.

Một số mục tiêu quan trọng của Kế hoạch đề ra đến năm 2030, là: 100% người khuyết tật có nhu cầu đều được xác định mức độ khuyết tật; 100% người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng được hướng dẫn các thủ tục lập hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; 95% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 95% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; 100% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông có đủ khả năng học tập và sức khỏe được tiếp cận giáo dục; 100% xã, phường, thị trấn thành lập được Câu lạc bộ thể thao – văn nghệ người khuyết tật; thu hút ít nhất 40% người khuyết tật tham gia tập luyện thể thao, 30% người khuyết tật tham gia các hoạt động văn nghệ; thư viện tỉnh và 95% thư viện huyện, thị xã, thành phố có tổ chức không gian đọc, đảm bảo tiện ích cho người khuyết tật; 10.000 người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho 01 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt để đào tạo nghề nghiệp cho người khuyết tật tại tỉnh; 100% người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn không lãi suất hoặc với lãi suất ưu đãi theo quy định; 100% công trình xây mới và 60% công trình cũ là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư xây mới bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật; 70% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương; 100% người khuyết tật tham gia giao thông được miễn, giảm giá vé theo quy định; Tỷ lệ người khuyết tật được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông tối thiểu bằng 2/3 tỷ lệ chung cả tỉnh; 100% người khuyết tật có khó khăn về pháp lý được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu; 80% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; 50% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật; 40% người khuyết tật được tập huấn các kỹ năng sống; 100% phụ nữ khuyết tật được trợ giúp dưới các hình thức khác nhau; 80% các huyện, thị xã, thành phố có tổ chức của người khuyết tật./.

Anh Xê Ka

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 540
Tuần này: 9710
Tháng này: 4498
Tổng truy cập: 3542168