Kế hoạch thực hiện “Chương quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021”

03/07/2020    Lượt xem: 855    In bài viết   Độ tương phản  

Theo đó, mục tiêu của kế hoạch là khống chế bệnh Dại trên đàn chó nuôi và trên người, nhằm tiến tới loại trừ bệnh Dại vào năm 2021; nâng cao nhận thức của người dân tronng công tác phòng, chống bệnh Dại trên đàn chó nuôi. Phấn đấu 95% số ấp, khu phố thống kê được tổng đàn chó nuôi và lập được danh sách hộ nuôi chó; tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Dại đạt từ 85% trở lên đối với tổng đàn chó nuôi đã được thống kê thực tế tại các xã, thị trấn.

Để đạt được mục tiêu trên, kế hoạch đề ra các giải pháp: Quản lý chó nuôi: Tổ chức điều tra, thống kê số lượng chó nuôi trên địa bàn huyện vào năm 2020; tổ chức quản lý cho theo hướng dẫn; lập danh sách người nuôi chó, thống kê số lượng chó trong từng hộ; cập nhật dữ liệu thống kê số lượng chó nuôi vào phần mềm quản lý; chủ nuôi chó ký cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người nuôi chó. Tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó: Tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho chó vào tháng 3 hàng năm, tập trung vào tiêm phòng bổ sung cho đàn chó mới phát sinh hoặc chưa được tiêm trước đó; cấp giấy chứng nhận tiêm phòng theo quy định; bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng tăng dần qua từng năm và đạt mục tiêu đề ra. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm: Thành lập 01 điểm tiêm phòng đủ (Trung tâm Y tế huyện) đủ cơ sở vật chất và cán bộ y tế được đào tạo theo đúng quy định về tổ chức một điểm tiêm chủng; xem xét quyết định hỗ trợ tiêm vắc xin miễn phí dự phòng trước phơi nhiễm và điều trị sau phơi nhiễm cho người có nguy cơ cao như làm công việc lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, tiêm phòng vắc xin dại cho chó. Tuyên truyển, phổ biến các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh dại; quy định về quản lý chó nuôi và trách nhiệm của người nuôi chó; tuyên truyền các đợt tiêm phòng. Nâng cao năng lực hệ thống giám sát dịch bệnh, tập huấn chuyên môn cho cán bộ Thú y, Y tế dự phòng để nâng cao kỹ năng giám sát, điều tra dịch bệnh, thu thập thông tin dịch tễ về bệnh dại và các kỹ thuật chuyên môn khác. Điều tra và xử lý dịch bệnh: Điều tra các trường hợp xảy ra bệnh Dại có sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND các xã, thị trấn, Trạm Thú y, Y tế; kịp thời thành lập đội bắt chó khi phát hiện chó mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại hoặc chó thả rông trong vùng có xảy ra dịnh bệnh Dại để xử lý.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nuôi chó: Chủ vật nuôi phải thường xuyên xích, nhốt chó trong khuôn viên gia đình để hạn chế chó cắn người. Khi đưa chó ra khỏi nhà, chó phải được xích và rọ mõm để phòng ngừa cắn người; trong quá trình nuôi chó phải đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường. Khi phát hiện trường hợp bất thường, chó có biểu hiện của bệnh Dại phải theo dõi và thông báo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất; tuyệt đối không vận chuyển hoặc bán chó mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại đi nơi khác. Khi đã xác định chó mắc bệnh Dại, chủ vật nuôi phải chấp hành tiêu huỷ con vật; thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường và các vật nuôi đã tiếp xúc với chó bệnh. Phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Trạm Thú y, Trung tâm Y tế trong việc giám sát và xử lý các trường hợp phát hiện bệnh dại.

Kế hoạch giao Trạm Chăn nuôi và Thú y chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn để triển khai thực hiện Kế hoạch.

Phan Vũ

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 794
Tuần này: 16912
Tháng này: 70297
Tổng truy cập: 3528334