Triển khai thực hiện Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg ngày 26/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam

29/12/2020    Lượt xem: 316    In bài viết   Độ tương phản  

Theo Quyết định số 34 quy định: Lãnh đạo, quản lý là tên gọi chung về nghề nghiệp của những người có chức vụ; có quyền quản lý, chỉ huy, điều hành từ Trung ương đến cơ sở.

Lãnh đạo, quản lý được phân theo các lĩnh vực: Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước; các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp từ Trung ương đến cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghiệp chủ, nhân đạo và vì quyền lợi đặc thù khác, các cơ quan tập đoàn, tổng công ty và tương đương.

Do nghề lãnh đạo, quản lý có đặc thù riêng, nên thông lệ quốc tế và danh mục nghề nghiệp ở nước ta không phân nghề lãnh đạo, quản lý theo trình độ.

Nghề lãnh đạo, quản lý được phân theo lĩnh vực hoạt động, trong mỗi lĩnh vực đều phân theo cấp quản lý.

Tại điều 1 qui định, Danh mục nghề nghiệp Việt Nam được sử dụng trong công tác thống kê về lao động Việt Nam và làm cơ sở để quản lý lao động theo nghề.

Điều 3 quy định danh mục nghề gồm 5 cấp, trong đó, Cấp 1: Cấp độ kỹ năng; Cấp 2 đến cấp 5: Lĩnh vực chuyên môn. Lĩnh vực chuyên môn bao gồm các chuyên môn tương ứng với lĩnh vực chuyên môn được đào tạo hoặc do kinh nghiệm có được trong thực hiện công việc.

Trong đó, nhóm nghề nhân viên về luật pháp đó là những người làm công việc chấp hành viên, thư ký thẩm phán, thư ký soạn thảo giấy tờ chuyển nhượng, thư ký tòa án, trợ lý pháp lý, người giúp việc cho luật sư, thám tử tư, người rà soát quyền sở hữu (trừ luật sư, công chứng viên, thư ký luật).

Nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên về luật pháp đó là chuẩn bị các văn bản pháp luật bao gồm cả thử nghiệm tóm tắt, biện hộ, kháng cáo, bản di chúc và các hợp đồng; tư vấn cho khách hàng về các vấn đề pháp lý; có thể điều tra các trường hợp liên quan đến hành vi trộm cắp hàng hóa, tiền, thông tin từ cơ sở kinh doanh và các hành vi trái pháp luật khác của khách hàng hoặc nhân viên,...

Ngoài ra, Chính phủ cũng giải thích rõ, bao gồm: mô tả chung, nhiệm vụ chủ yếu,…các nhóm nghề khác như: Lãnh đạo, quản lý trong các ngành, các cấp và các đơn vị; nhà chuyên môn bậc trung; nhân viên trợ lý văn phòng; Nhân viên dịch vụ và bán hàng; lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; lao động thủ công và các nghề có liên quan khác;…

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2020.

Công văn của UBND huyện yêu cầu các phòng, ban, ngành huyện và UBND các xã, thị trấn căn cứ Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg ngày 26/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam để triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Phan Vũ

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 2323
Tuần này: 8959
Tháng này: 3747
Tổng truy cập: 3541417