Kỷ niệm Ngày tiêu chuẩn thế giới 14/10 năm 2018 chủ đề “Tiêu chuẩn và Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư”

02/11/2018    Lượt xem: 660    In bài viết   Độ tương phản  

Việt Nam là thanh viên chính thức của 03 tổ chức thành viên:

- Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU (International Telecommunication Union) vào ngày 24/9/1951.

- Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (International Organization for Standardization) vào năm 1977.

- Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế IEC (International Electrotechnical Commission) vào tháng 4 năm 2002.

Mỗi năm, những người đứng đầu của 03 tổ chức ISO, IEC và ITU đều thống nhất đưa ra một bản thông điệp riêng gắn với chủ đề của từng năm. Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10 năm 2018 lấy chủ đề “Tiêu chuẩn và cách mạng công nghiệp lần thứ  nhằm nhấn mạnh vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0, tiêu chuẩn hóa thúc đẩy công nghệ 4.0, nhấn mạnh về tốc độ thay đổi nhanh chóng mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư mang lại những cơ hội cũng chứa đựng những thách thức riêng.

Cũng như hơn 250 năm trước, các tiêu chuẩn rất quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Nhất đã thực hiện sự chuyển đổi từ công việc thủ công sang máy móc, thiết bị làm tăng nhu cầu về tiêu chuẩn. Nviệc thay thế các chi tiết máy và cho phép sản xuất hàng loạt các linh kiện chuyên dụng. Giờ đây, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, tiêu chuẩn cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng tương tự. Trước khi có cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra, thế giới đã từng trải qua 3 cuộc các mạng công nghiệp:

- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Nhất

Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Nhất là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại - kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ 17.

- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Hai

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Hai diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi Chiến tranh thế giới lần thứ I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và đặc biệt là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Hai đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa.

Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Chiến tranh thế giới lần thứ I. Về tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Ba

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Ba xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).

Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiện các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông – lâm – thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư có thể được mô tả như là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, làm mờ ranh giới truyền thống giữa thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Sự gia tăng kết nối của con người và mọi thứ sẽ tác động đến cách chúng ta sản xuất, giao dịch và giao tiếp, giống như sức mạnh hơi nước đã biến đổi phương thức sản xuất và cách sống của nhiều xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên.

Ngày nay, tiêu chuẩn sẽ một lần nữa đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang một kỷ nguyên mới. Tốc độ thay đổi mà chúng ta đang chứng kiến ​​sẽ không thể có được nếu không có tiêu chuẩn. Các nhà sáng tạo dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, như tiêu chuẩn do IEC, ISO và ITU xây dựng, để đảm bảo khả năng tương thích và khả năng tương tác, để các công nghệ mới có thể được áp dụng một cách liền mạch. Tiêu chuẩn cũng là một phương tiện để truyền bá kiến ​​thức và đổi mới toàn cầu.

Bên cạnh đó, tốc độ thay đổi nhanh chóng mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư mang lại cũng chứa đựng những thách thức riêng. Robot và trí tuệ nhân tạo sẽ ngày càng đảm nhiệm nhiều hơn những công việc trước đây do con người thực hiện, công nghệ chế tạo đắp lớp (hay còn gọi là in 3D) sẽ thay đổi cách chúng ta tạo ra hàng hóa và cung cấp cho chúng ta khả năng “in mọi thứ” ở nhà và khi mọi thứ từ máy bay đến thiết bị theo dõi trẻ nhỏ được kết nối kỹ thuật số thì lỗ hổng bảo mật dữ liệu và hậu quả của sự vi phạm cũng tăng theo cấp số nhân. Đây chỉ là một số ví dụ về các vấn đề bộc lộ ở thế hệ công nghệ thông minh mới được đặc trưng bởi: dữ liệu lớn, tích hợp gia tăng, lưu trữ đám mây và truyền thông mở của các thiết bị ... Tiêu chuẩn quốc tế là một cách mạnh mẽ để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro. Ví dụ như tiêu chuẩn bảo mật có thể giúp cho dữ liệu của chúng ta an toàn hơn và ngăn chặn vấn đề tin tặc. Các tiêu chuẩn an toàn cho robot sẽ giúp việc tương tác với con người trở nên dễ dàng hơn.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đã bắt đầu, nhưng để nắm bắt được đầy đủ tiềm năng của nó đối với sự tiến bộ của xã hội thì tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết. Kỷ niêm ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10 năm 2018 với khẩu hiệu: “Nhiệt liệt chào mừng ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10 năm 2018 – Tiêu chuẩn quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư”.

Phan Vũ (Biên tập)

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 1681
Tuần này: 17799
Tháng này: 71184
Tổng truy cập: 3529221