Thông tin công dân được và không được phép tiếp cận

13/04/2021    Lượt xem: 248    In bài viết   Độ tương phản  

Quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên. Tại Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền được thông tin của công dân (Điều 69) và phát triển thành quyền tiếp cận thông tin của công dân (Điều 25). Cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp, ngày 06 tháng 4 năm 2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật tiếp cận thông tin. và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Theo đó, tại Điều 5 của Luật, Thông tin công dân được tiếp cận: Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận quy định tại Điều 6 của Luật này; được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin quy định tại Điều 7 của Luật này.

Thông tin công dân không được tiếp cận: Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật; Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này; Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ (Điều 6).

Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện: Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý; Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý; Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà không cần có sự đồng ý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này (Điều 7).

Tiếp cận thông tin theo quy định bao gồm việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.

Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018./.

Anh Xê Ka

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 514
Tuần này: 16607
Tháng này: 48582
Tổng truy cập: 3506619