Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

06/05/2021    Lượt xem: 808    In bài viết   Độ tương phản  

Theo đó, việc thực hiện Nghị định phải được triển khai nghiêm túc, nghiêm túc đồng bộ, thường xuyên, thiết thực có hiệu quả đến người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của Chính phủ thông qua hình thức tổ chức Hội nghị người lao động. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Hoạt động này thể hiện sự tương tác, gắn kết và đồng thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động trong việc đồng lòng, hợp sức thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Quy chế dân chủ tại nơi làm việc của doanh nghiệp là những quy định về quyền, trách nhiệm của người sử dụng lao động, Công đoàn cơ sở, người lao động đối với những nội dung người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và được kiểm tra, giám sát tại doanh nghiệp. Việc thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc phải dựa trên các nguyên tắc: Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội; Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP; Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do; Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.

Ngoài các hình thức dân chủ nêu trên, người sử dụng lao động phối hợp với công đoàn cơ sở quy định thêm nội dung các hình thức dân chủ khác vào quy chế như: hình thức dân chủ thông qua hộp thư góp ý, thư ngỏ, hiến kế, diễn đàn, tài liệu, ấn phẩm, bản tin, trao đổi trực tiếp, tiếp người lao động tại doanh nghiệp...Việc xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các nội dung tham gia xây dựng Quy chế dân chủ tại nơi làm việc được nêu trên là điều kiện tiên quyết, quan trọng trong việc bảo đảm quyền dân chủ của người lao động, đồng thời góp phần giảm thiểu tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Kế hoạch giao Sở Lao động  - TBXH, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nội dung của Chương V Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ đến người sử dụng lao động và người lao động.

Kim Cúc

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 881
Tuần này: 3606
Tháng này: 3606
Tổng truy cập: 4034358