Thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn huyện Dầu Tiếng

20/04/2021    Lượt xem: 409    In bài viết   Độ tương phản  

Với mục đích tăng cường lồng ghép chỉ tiêu về thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư nhằm đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh; Xác định cụ thể nội dung công việc và trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành huyện tới cơ sở trong việc triển khai thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; Đề ra những giải pháp thực hiện nhiệm vụ được giao rõ ràng, hợp lý để phòng chống và xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, giảm tối đa các tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em.

Theo Kế hoạch, Ủy ban nhân dân huyện đề ra 06 nội dung và giải pháp thực hiện, cụ thể như sau:

1. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trẻ em, thường xuyên rà soát, kiến nghị, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện hiệu quả Luật Trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em; Đưa nội dung Luật Trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành vào kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm.

2. Các ban, ngành, đoàn thể huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai phổ biến, tuyên truyền đa dạng các loại hình, phương tiện, hình thức truyền thông như: Các công cụ trực quan, các thông điệp truyền thông; hệ thống truyền thanh huyện, đặc biệt là hệ thống truyền thanh các xã, thị trấn; tổ chức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng dân cư; tuyên truyền tại trường học; tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội thi, diễn đàn... nhằm phổ biến sâu rộng các quyền cơ bản của trẻ em và bảo vệ trẻ em.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục, không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.

4. Xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi phạm pháp luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em với phương châm ”đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm”.

5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện việc thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn huyện. Đồng thời, xử lý kịp thời, nghiêm minh tất cả các vụ việc, những người có hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, xem xét trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ sở để xảy ra tình trạng chậm trễ, thực hiện không đầy đủ trách nhiệm chăm sóc, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bao che vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.

6. Tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ và các tổ chức chính trị - xã hội. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em cho cán bộ đoàn, hội, đội chủ chốt ở cơ sở. Đặc biệt chú trọng xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, các đội xung kích, tình nguyện trong các tổ chức đoàn, hội, đội nhằm tuyên truyền sâu rộng về thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.

Kế hoạch giao Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị  có liên quan tham mưu UBND huyện, Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành Nghị quyết để thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em trên địa bàn. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, cộng tác viên trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại trẻ em. Tiếp tục duy trì, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em kết nối với các dịch vụ công tác xã hội, bảo trợ xã hội, y tế, giáo dục và trợ giúp pháp lý nhằm đáp ứng việc bảo vệ trẻ em ở cả ba cấp độ (phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp). Bảo đảm việc tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin, thông báo, tố giác về bạo lực, xâm hại trẻ em. Phối hợp, xử lý thông tin kịp thời giữa địa phương với Tổng đài 111 trong việc xác minh, hỗ trợ, can thiệp các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.

Tạ Phú

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 506
Tuần này: 18761
Tháng này: 72652
Tổng truy cập: 3530689