UBND huyện Dầu Tiếng: Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 21 về công tác Dân số trong tình hình mới

04/12/2018    Lượt xem: 709    In bài viết   Độ tương phản  

Kế hoạch nhằm tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 20/9/2018 của UBND tỉnh Bình Dương và Kế hoạch số 79-KH/HU ngày 10/8/2018 của Ban Thường vụ Huyện ủy Dầu Tiếng về thực hiện Chương trình số 78-CTr/TU ngày 11/5//2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác Dân số trong tình hình mới ở tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và nhân dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động đối với việc thực hiện chính sách dân số trong tình hình mới, tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, góp phần ổn định đời sống nhân dân và ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn huyện.

Mục tiêu của kế hoạch là giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động đan xen với phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện nhanh, bền vững. Mục tiêu cụ thể, đến năm 2025: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 02 con), quy mô dân số của huyện khoảng 134.400 người; mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tranh thai hiện đại; giảm 1/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn. Phấn đấu tỷ số giới tính khi sinh ở mức bình thường 103-107 bé trai/100 bé gái; tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 21%; tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 10%; tỷ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 42%; tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, chăm sóc sức khỏe trước khi kết hôn đạt 80%; 65% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 85% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 loại bệnh bẩm sinh phổ biến. Phấn đấu 95% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở tập trung. 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư chuyên ngành của huyện.

Đến năm 2030: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 02 con), quy mô dân số của huyện khoảng 142.000 người; mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tranh thai hiện đại; giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn. Phấn đấu tỷ số giới tính khi sinh ở mức bình thường 103-107 bé trai/100 bé gái; tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 23%; tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%; tỷ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 46%; tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, chăm sóc sức khỏe trước khi kết hôn đạt 92%; 75% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 loại bệnh bẩm sinh phổ biến. Phấn đấu 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở tập trung. 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư chuyên ngành của huyện.

Để thực hiện hoàn thành các mục tiêu trên, kế hoạch đề ra các nhiệm vụ, giải pháp như: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về công tác Dân số trong tình hình mới; đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số, nội dung truyền thông vận động phải chuyển mạnh sang chính sách dân số và phát triển; thực hiện tốt cơ chế chính sách, pháp luật về dân số gắn với xây dựng gia đình hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi người dân trên địa bàn huyện được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, thực hiện hiện đúng, đủ chế độ chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số; phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số, ưu tiên đầu tư nguồn lực nhà nước, đồng thời huy động nguồn lực xã hội phát triển các cơ sở cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo các nhóm dân số đặc thù như trẻ em, người khuyết tật, người bị di chứng chiến tranh, người cao tuổi,... đều thực sự bình đẳng về cơ hội tham gia, thụ hưởng thành quả phát triển; bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số; tăng cường xã hội hóa dịch vụ nâng cao chất lượng dân số.

Kế hoạch yêu cầu từng cấp, từng ngành cần nghiên cứu, quán triệt nội dung phù hợp với từng đối tượng để cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nắm vững Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác Dân số trong tình hình mới. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của cấp ủy Đảng; quản lý, điều hành của chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể; trách nhiệm của các đơn vị và mỗi người dân trong việc thực hiện chính sách dân số trong tình hình mới. Chính quyền các cấp cần xác định rõ công tác Dân số trong tình hình mới là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Từ đó, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện đạt các mục tiêu cụ thể đề ra của kế hoạch.

Minh Tùng

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 2258
Tuần này: 18376
Tháng này: 71761
Tổng truy cập: 3529798