PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC THIẾT CHẾ VĂN HOÁ, THỂ THAO GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN DẦU TIẾNG

28/09/2023    Lượt xem: 998    In bài viết   Độ tương phản  

Hiện nay có 5 xã là Thanh An, Long Tân, Minh Hòa, Minh Thạnh, Định Thành đã được đầu tư xây dựng đầy đủ các hạng mục công trình thuộc Trung tâm VH,TT – HTCĐ  theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Còn lại xã Long Hòa, Định Hiệp, Thanh Tuyền, Minh Tân, Định An đã xây dựng được một số thiết chế trong TT.VH,TT-HTCĐ như: Nhà văn hóa, sân bóng đá, sân bóng chuyền, hàng rào, cổng. Về bộ máy hoạt động, Trung tâm VH,TT-HTCĐ mỗi xã có từ có 03 đến 06 người, gồm Giám đốc (kiêm nhiệm), phó GĐ, cán bộ chuyên môn, bảo vệ, tạp vụ.

Huyện đã triển khai thực hiện tích hợp và nâng cấp Văn phòng khu phố, ấp thành Nhà văn hóa khu phố, ấp. Đến nay trên toàn huyện đã đầu tư xây dựng được 89/89 Nhà văn hóa khu phố, ấp đạt tiêu chí theo quy định.

Bên cạnh nguồn ngân sách của nhà nước, UBND huyện Dầu Tiếng đã vận động các tổ chức kinh tế, nhân dân tham gia đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, luyện tập thể thao, rèn luyện sức khỏe cho nhân dân, với tổng kinh phí đầu tư trên 86 tỷ đồng, cụ thể: Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng đã đầu tư xây dựng Trung tâm văn hoá – thể thao gồm các hạng mục công trình như Nhà văn hóa, Nhà thi đấu đa năng, sân Bóng đá, Bóng chuyền, Bi sắt, Hồ bơi, Khu vui chơi thiếu nhi, sân Quần vợt, Nhà hàng hội quán, Trung tâm văn hoá – thể thao Nông trường Cao su Trần Văn Lưu thuộc xã Định An. Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng 08 sân bóng đá cỏ nhân tạo, 04 CLB thể hình, 01 hồ bơi.  Mời gọi đầu tư xã hội hóa 02 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, với kinh phí 800 triệu đồng vào Trung tâm VH,TT&TT huyện; 01 khu trò chơi thiếu nhi với kinh phí 200 triệu đồng vào Trung tâm VH,TT-HTCĐ xã Minh Hòa.

Việc hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các phòng trào, hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn. Hàng năm, Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Truyền thanh (TT. VH,TT&TT) huyện và Trung tâm VH,TT-HTCĐ các xã – thị trấn đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn. Trung tâm VH,TT&TT huyện, Trung tâm VHTT-HTCĐ các xã, thị trấn đều xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao vào chương trình công tác đầu năm.  Thư viện, phòng đọc sách mở cửa thường xuyên phục vụ bạn đọc, hằng năm bổ sung trên 3.500 bản sách mới. Đã có 4/12 xã thành lập phòng đọc sách và luân chuyển sách Thư viện huyện về phục vụ nhân dân tại xã Thanh Tuyền, Thanh An, Minh Thạnh, Minh Hòa, Long Tân.

Trung tâm VH, TT và Truyền thanh huyện đã thành lập 04 câu lạc bộ sinh hoạt thường xuyên, định kỳ, gồm CLB Đờn ca tài tử - Cải lương; CLB Tiếng hát mãi xanh; CLB Liên thế hệ, CLB Bolero. Duy trì các lớp năng khiếu như vẽ, khiêu vũ, Aerobic thiếu nhi; đàn organ, lớp thanh nhạc, lớp Đờn ca tài tử - cải lương; lớp Võ Taekwondo, CLB Thể dục dưỡng sinh. Trung tâm VHTT-HTCĐ các xã, thị trấn đã thành lập và duy trì hoạt động 66 CLB văn nghệ, thể thao, gồm CLB võ thuật Taewondo, Vovinam, Dưỡng sinh, Thể dục nhịp điệu, Đờn ca tài tử.

Đối với hoạt động giáo dục học tập cộng đồng, Trung tâm VH,TT-HTCĐ các xã, thị trấn đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề, Phòng Kinh tế, Hội Nông dân,.. tổ chức các lớp tập huấn chăn nuôi gia cầm, dạy học nấu ăn, mô hình trồng nấm, chăm sóc cây kiểng, cắt may, các lớp học tập Nghị quyết của Đảng; phổ biến kiến thức về phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

 Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở của huyện Dầu Tiếng vẫn còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn, như: Kinh phí đầu tư xây dựng các thiết chế Văn hóa, thể thao còn hạn chế, hiện còn 5 xã đang chờ vốn để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục công trình của Trung tâm VH,TT-HTCĐ theo quy định gồm xã Long Hòa, Định Hiệp, Thanh Tuyền, Minh Tân, Định An.

Phòng truy cập Internet, phòng đọc sách tại các Trung tâm VHTT-HTCĐ rất ít người đến đọc, không phát huy được hiệu quả, nguyên nhân do hiện nay người dân sử dụng điện thoại thông minh rất phổ biến, dịch vụ intertet rộng khắp, mạng Wifi của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đều có, nên người dân ít đến Trung tâm VHTT-HTCĐ để truy cập Internt và đọc sách.

Công tác triển khai thực hiện xã hội hóa lĩnh vực văn hóa, thể thao còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân do là huyện vùng xa, lao động nông nghiệp và công nhân cao su là chủ yếu, thu nhập chưa cao và thiếu ổn định nên việc sử dụng các dịch vụ văn hóa thể thao còn rất khiêm tốn, nên các tổ chức, cá nhân chưa mạnh dạn đầu tư vào các hoạt động văn hóa, thể thao vì lo khả năng thu hồi vốn chậm.

Đội ngũ cán bộ làm việc tại Trung tâm VHTT- HTCĐ còn ít và chưa được đào tạo về chuyên ngành văn hóa, thể thao.

Kinh phí ngân sách hàng năm cấp cho Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng xã, thị trấn phục vụ chi phụ cấp chức vụ Ban Giám đốc, lương hợp đồng viên chức, bảo vệ, tạp vụ, điện nước, văn phòng phẩm, sửa chữa nhỏ đã chiếm gần 50% kinh phí được giao, vì vậy kinh phí chi cho tổ chức các hoạt động còn ít.

Để khắc phục những hạn chế, khó khăn trên, UBND huyện Dầu Tiếng đã đề ra các giải pháp sát với tình hình thực tế để triển khai thực hiện, gồm:

Một là, tăng cường công tác quản lý nhà nước và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, thể thao, đảm bảo phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân.

Hai là, tiếp tục bố trí kinh phí để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao đạt tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ba là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao ở cơ sở có trình độ, năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao để làm tốt nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hoá, thể thao.

Bốn là, có cơ chế mở để mời gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư xã hội hoá vào các hoạt động văn hoá, thể thao, nhất là đầu tư các thiết chế văn hoá, thể thao ở các xã, thị trấn.

Năm là, tham mưu UBND tỉnh cho phép chuyển đổi chức năng một số thiết chế văn hóa đã được đầu tư xây dựng nhưng không còn phù hợp với nhu cầu xã hội như: Phòng truy cập Internet, phòng đọc sách...sang thực hiện chức năng khác.

Chú thích ảnh: Cổng Trung tâm VH,TT&TT huyện DT

Chú thích ảnh: Nhà văn hoá Huyện Dầu Tiếng

Chú thích ảnh: Trung tâm VH,TT-HTCĐ xã Thanh An

 Để xây dựng thành công nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu ngoài kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội; an ninh trật tự được giữ vững; môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao...thì việc nâng cao và phát huy hiệu quả hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó chính  là "Nền tảng, động lực, nguồn lực nội sinh" bảo đảm xây dựng và phát triển nông thôn mới bền vững. Muốn vậy, thì đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ và toàn diện các giải pháp trên nhằm khơi dậy và phát huy tốt vai trò của các thiết chế văn hóa, thể thao trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu văn minh, hiện đại trên địa bàn huyện Dầu Tiếng nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung./.

Hồng Mừng

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 1431
Tuần này: 9447
Tháng này: 17050
Tổng truy cập: 3554720