Ban Chỉ đạo phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn - Phòng cháy chữa cháy huyện vừa ban hành Công văn chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống thiên tai năm 2020 thực hiện theo Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 29/5/2020 của UBND tỉnh Bình Dương về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020.
Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết, thiên tai thời gian qua diễn biến hết sức bất thường, phức tạp, khó lường theo chiều hướng cực đoan. Dự báo trong những năm tới tần suất các cơn bão hình thành ở vùng biển ngoài khơi Philippin đạt cấp siêu bão xuất hiện ngày càng nhiều; mưa lũ cường suất lớn, hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, nắng nóng, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra nhiều hơn; nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng. Để chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời và có hiệu quả với các tình huống thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại. Ban Chỉ đạo phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn - Phòng cháy chữa cháy huyện đề nghị các phòng, ban ngành, đoàn thể huyện và UBND các xã, thị trấn triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như:
- Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, kịp thời thông tin đến người dân biết để chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó. Tăng cường công tác cảnh báo thiên tai, đảm bảo thông tin chỉ đạo của cấp chính quyền đến từng ấp, khu phố, người dân, đặc biệt người dân ở vùng trũng thấp, ven sông và hạ du các hồ chứa để người dân sẵn sàng ứng phó trước các tình huống thiên tai bất thường, cực đoan.
- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão hoặc có phương án bảo vệ an toàn các công trình đang thi công. Chú trọng công tác khắc phục hậu quả, phục hồi tái thiết sau thiên tai gắn với xây dựng nông thôn mới đảm bảo sinh kế bền vững.
- Kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình phòng, chống thiên tai trước, trong và sau mùa mưa lũ; đặc biệt là hệ thống đê bao, hồ đập, công trình phòng chống sạt lở, tiêu thoát nước, hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc, khai thác khoáng sản, các tuyến đường thường xuyên bị ngập,... Xác định các vị trí trọng điểm, xung yếu, bố trí nguồn lực để xử lý đảm bảo an toàn, tổ chức tuần tra canh gác, phát hiện, giải quyết kịp thời các sự cố hư hỏng có thể xảy ra; sẵn sàng các phương án, kịch bản bảo vệ an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng, kể cả tình huống sự cố đê điều, hồ đập, xả lũ khẩn cấp.
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát nhân lực và các vật tư, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức tập huấn, huấn luyện cho lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, cứu sập và sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, tránh, ứng phó với thiên tai, phòng chống duối nước cho tất cả các cấp giáo dục. Tổ chức kiểm tra, rà soát , cắt tỉa nhánh cây xanh trong khuôn viên trường; kiểm tra đảm bảo an toàn hệ thống điện tại các phòng học, phòng chức năng,... Chủ động, kịp thời có phương án ứng phó đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên trước các tình huống thời tiết bất thường, thiên tai,...
- Quản lý chặt chẽ hoạt động của các phương tiện vận tải, nhất là các phương tiện vận tải khách, đảm bảo an toàn giao thông trước, trong khi thiên tai xảy ra. Thường xuyên kiểm tra các khu vực đường xung yếu, các cầu yếu để đảm bảo giao thông thông suốt khi có sự cố do thiên tai; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng khắc phục khi có sự cố, đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất.
- Tăng cường công tác thông tin phòng, chống thiên tai, chống đuối nước trẻ em trên các phương tiện truyền thông, cảnh báo cho nhân dân sinh sống hoặc sản xuất ở các khu vực ven sông, suối đề cao cảnh giác với lũ lớn, bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa lũ; không để trẻ em chơi đùa, tự tắm ở ngoài trời mua lớn, ao hồ, sông, suối,...
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn các công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai do địa phương quản lý, có kế hoạch chủ động ứng phó khi có sự cố và đảm bảo an toàn công trình, vùng hạ du; xử lý triệt để các trường hợp san lấp mặt bằng không phép, xây dựng công trình lấn chiếm dòng chảy sông, suối, kênh rạch.
Công văn yêu cầu Phòng Kinh tế, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Quản lý Đô thị, các cơ quan liên quan và UBND các xã, thị trấn nghiêm túc triển khai thực hiện nội dung Công văn nhằm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời và có hiệu quả với các tình huống thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại.
Phan Vũ
Đánh giá bài viết:
-
Huyện Dầu Tiếng đẩy mạnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số
09:06 12-10-2024 -
Huyện Dầu Tiếng triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ
09:01 12-10-2024 -
Huyện Dầu Tiếng tăng cường thực hiện ký số trên phần mềm Quản lý văn bản
08:21 12-10-2024 -
Triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần và dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định số 1214/QĐ-UBND ngày 26/4/2024
08:19 12-10-2024 -
Triển khai nghiêm túc thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Dầu Tiếng
08:17 12-10-2024