UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra xử lý việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn nghi mắc bệnh, lợn bệnh, lợn chết trên địa bàn huyện.
Văn bản giao Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Công an huyện, Đội Quản lý thị trường số 3 và UBND các xã, thị trấn phối hợp tăng cường kiểm tra, xử lý việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc và các sản phẩm gia súc; có biện pháp giám sát, xử lý triệt để khi phát hiện các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn nghi mắc bệnh, lợn bệnh, lợn chết và các chủng vi rút lây sang người.
Các cơ quan truyền thông tăng cường thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm, nguy cơ phát sinh và các biện pháp phòng bệnh trên gia súc. Các trạm, chốt kiểm dịch động vật đầu mối giao thông phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn với mục đích để giết mổ; tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn tại nơi xuất phát.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã liên tục phản ánh việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn nghi mắc bệnh, lợn bệnh, lợn chết tại một số địa phương như: Hải Dương, Đồng Nai, Hà Nội,… Đây là những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam về thương mại, an toàn thực phẩm, thú y và môi trường. Để ngăn chặn triệt để hành vi vi phạm trên, cần tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân không được vận chuyển, giết mổ, buôn bán lợn nghi mắc bệnh, lợn bệnh, lợn chết và sản phẩm của chúng; tuân thủ quy định về nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật mắc bệnh, chết để sử dụng làm thực phẩm tại khoản 8, khoản 9 và khoản 18 Điều 13 của Luật Thú y.
Tại khoản 8, khoản 9 và khoản 18 Điều 13 của Luật Thú y quy định những hành vi bị nghiêm cấm sau:
- Vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm hoặc chất thải của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng có dịch khi không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.
- Tiêu hủy không đúng quy định hoặc không tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
- Giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
Theo khoản 2, khoản 4, khoản 5 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/2/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y quy định:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi giết mổ động vật trên cạn trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ nhưng không được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm soát giết mổ trừ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ ở khu vực hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi giết mổ động vật tại địa điểm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật chết, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm để kinh doanh.
Phan Vũ
Đánh giá bài viết:
-
Huyện Dầu Tiêng công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024
02:27 24-05-2024 -
Huyện Dầu Tiếng chỉ đạo tăng cường tiết kiệm điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và công tác kiểm tra giá điện nhà trọ trên địa bàn huyện năm 2023
03:30 07-07-2023 -
Huyện Dầu Tiếng tổ chức Hội thảo phát triển du lịch nông thôn
03:31 07-07-2023 -
Huyện Dầu Tiếng họp thẩm định phê duyêt quy hoạch cảng Phú Cường Thịnh
10:33 12-06-2023 -
Huyện Dầu Tiếng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến kiến Nhân dân đối với dự thảo luật đất đai (sửa đổi)
01:44 29-03-2023