Ngày 05/5/2023, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND để triển khai thực hiện về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn huyện Dầu Tiếng.
Theo đó, mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân & nông thôn (giai đoạn 2021-2030) là: phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, gắn công nghiệp chế biến trong đó: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với thị trường tiêu thụ, công nghiệp chế biến và xây dựng nộng thôn mới; hình thành vùng sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tǎng giá trị sử dụng trên 01 đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt 100 triệu đồng/ha/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao bình quân 550 triệu đồng/ha/nǎm.
Phát triển và kết nối mô hình hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp, đẩy mạnh thực hiện sơ chế biến, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo liên kết chuỗi từ khâu sản xuất đến tiêu thụ; Chǎn nuôi công nghệ cao (trại lạnh) theo hướng công nghiệp gắn vói giết mổ, chế biến và đảm bảo hệ thống xử lý môi trường; Giữ vững diện tích đất lúa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo an ninh lương thực; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm dần diện tích cây cao su; phát triển lĩnh vực nông nghiệp đô thị.
Khôi phục đập Thị Tính, phát triển vùng hồ Cần Nôm theo hướng đa mục tiêu và quản lý tốt cao trình hồ; Bảo vệ và giữ vững diện tích rừng phòng hộ Núi Cậu, rừng lịch sử Kiến An, trồng bổ sung các loại cây rừng 10.000 cây/năm.
Đến nǎm 2045, nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa có giá trị tǎng cao, kết nối thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại. Nông thôn hiện đại, môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
Kế hoạch có 04 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện, như: Đối với phát triển nông nghiệp -nông dân: (1) Chọn cây trồng chủ lực để tập trung phát triển nâng cao giá trị gia tǎng và phát triển bền vững (cây cao su, cây ăn qua và sinh vật cảnh); (2) Xác định heo, gà, bò để phát triển tập trung, ứng dụng công nghệ cao; xây dựng điều chỉnh, phát triển vùng chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến, có kiểm soát an toàn dịch bệnh và xử lý môi trường bền vững, đảm bảo theo quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 28/12/2017; chú trọng phát triển mô hình nông nghiệp đô thị, và nuôi động vật hoang dã được kiểm soát nguồn gốc; (3) Quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng theo quy hoạch được phê duyệt tại quyết định số 185/QĐ-UBND, ngày 22/01/2013 của UBND tỉnh, gắn với mục tiêu quản lý, bảo vệ cần khai thác rừng phòng hộ Núi Cậu và rừng lịch sử Kiến An vào mục tiêu du lịch sinh thái, gắn phát triển rừng với bảo vệ và nuôi dưỡng thú rừng, chú trọng bảo vệ và phát triển các loại cây rừng cho quả, cây dược liệu quý, ưu tiên khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên.
Đối với việc chế biến nông sản, cơ giới hóa, bảo quản sau thu hoạch: chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, gia công, sản xuất hàng hóa sử dụng nguyên liệu từ mủ cao su, gỗ, tre, nứa, lục bình, ... phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; phát triển công nghiệp chế biến lâm sản đa dạng về quy mô, phong phú về sản phẩm, hạn chế xuất thô và bán thành phẩm.
Đối với việc đầu tư duy tu, sửa chữa, nâng cấp hạ tầng nông thôn: tiếp tục đẩy mạnh phát triển chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp đáp ứng cho phát triển sản xuất bền vững, hạ tầng đồng bộ ở nông thôn, đáp ứng nhu cầu cho nhân dân trong phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; duy tu bảo dưỡng, thực hiện thường xuyên các công trình và kiến nghị khôi phục, xây dựng một số công trình quan trọng thúc đẩy sự phát triển (Giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; thực hiện tốt công tác kiểm tra, duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi nhằm cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống điện cấp thiết phục vụ sinh hoạt cho các hộ dân và đảm bảo an toàn điện). Đồng thời, kiến nghị Sở NN-PTNT: (1) gia cố đê bao ven sông Sài gòn chống ngập úng cho các xã Đinh Thành, Thanh An, Thanh Tuyền và TT. Dầu Tiếng nhằm hạn chế ngập úng khi hồ Dầu Tiếng xả lũ vào mùa mưa; kêu gọi đầu tư khôi phục, sửa chữa đập Thi Tính theo hứơng xã hội hóa nhằm mục đích cấp nước và tạo mạch nứơc ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp, sử dụng nguồn nước nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái; (2) Mở rộng, nâng công suất nhà máy, đầu tư thêm các tuyến ống nhánh công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn các xã, thị trấn đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt và san xuất của nguời dân.
Nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng nông thôn mới: tiếp tục thực hiện điều chỉnh Quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho 8 xã Thanh An, An Lập, Long Tân, Định Hiệp, Định An, Ðịnh Thành, Minh Thạnh và Minh Tân (trừ ba xã Minh Hòa, Long Hòa và Thanh Tuyền được quy hoạch lên đô thi loại V); các đồ án quy hoạch nông thôn mới đảm bảo theo hướng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu (được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành tại Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 03/10/2022 và Quyết định số2459/QÐ-UBND ngày 03/10/2022).
Tiếp tục phấn đấu để huyện Dầu Tiếng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; đến năm 2030 có từ 1 đến 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu./.
Anh Xê Ka
Đánh giá bài viết:
-
Huyện Dầu Tiếng đẩy mạnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số
09:06 12-10-2024 -
Huyện Dầu Tiếng triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ
09:01 12-10-2024 -
Huyện Dầu Tiếng tăng cường thực hiện ký số trên phần mềm Quản lý văn bản
08:21 12-10-2024 -
Triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần và dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định số 1214/QĐ-UBND ngày 26/4/2024
08:19 12-10-2024 -
Triển khai nghiêm túc thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Dầu Tiếng
08:17 12-10-2024