Sáng 23/4/2021, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố.
Tại điểm cầu Hà Nội, ông Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết Đề án tổng thể đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 (gọi tắt là Đề án 896).
Tại điểm cầu UBND tỉnh Bình Dương, tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo Công an tỉnh và các sở, ban, ngành tỉnh và UBND 09 huyện, thị thành phố trực thuộc tỉnh.
Tại điểm cầu UBND huyện Dầu Tiếng, có ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND huyện cùng tham dự có lãnh đạo công an huyện, lãnh đạo UBND và công an các xã, thị trấn.
Ông Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ
Phát biểu khai mạc Hội nghị
Theo dự thảo báo cáo, Đề án 896 được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 06/8/2013 đã tạo sự đổi mới căn bản trong tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thông lệ quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đơn giản hóa TTHC, giảm giấy tờ công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; phục vụ quản lý Nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại các bộ, ngành, địa phương, tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam.
Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu UBND huyện Dầu Tiếng
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ: về hoàn thiện cơ sở pháp lý của Đề án 896 đến nay cơ bản đã tham mưu ban hành đầy đủ.
- Về nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp Căn cước công dân đã thực hiên đúng tiến độ. Tính đến ngày 05/3/2021, tổng số nhân khẩu thường trú cả nước là 98.736.106 nhân khẩu (số nhân khẩu thường trú của 04 địa phương gồm Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Tây Ninh là 11.864.261). Trong đó, đã thu thập được 86.603.192 phiếu DC01 của 59/63 địa phương; tiến hành chuyển đổi, đồng bộ dữ liệu của 04 địa phương (Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Tây Ninh) có sẵn là 11.204.794, cập nhật được 16.050.224 phiếu DC02. Bộ Công an đã hướng dẫn, chỉ đạo Công an các địa phương tổ chức 6.000 lượt kiểm tra, phúc tra bảo đảm dữ liệu thông tin dân cư "đúng, đủ, sạch, sống". Việc cấp thẻ căn cước công dân (CCCD) mới cho công dân trên toàn quốc với nhiều ưu điểm nổi bật (thẻ có gắn chip điện tử với phương án bảo mật cao; bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế; thiết kế bảo đảm thẩm mỹ, bền, đẹp, …), mở ra cơ hội mới trong việc ứng dụng, phát triển các dịch vụ bảo đảm an ninh, an toàn, cải cách hành chính (CCHC) phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đồng thời triển khai quyết liệt chiến dịch cấp 50 triệu thẻ CCCD hoàn thành trước ngày 01/7/2021 cùng với thời điểm Luật cư trú sửa đổi có hiệu lực thi hành.
- Về nhiệm vụ liên quan đến cấp số định danh cá nhân thông qua Giấy Khai sinh cho trẻ em mới sinh, tính đến hết ngày 24/3/2021 đã cung cấp 5.454.937 dữ liệu đăng ký khai inh hợp lệ của công dân Việt Nam (tính đến thời điểm cập nhật dữ liệu vào hệ thống chưa đủ 14 tuổi và có ngày đăng ký khai sinh từ ngày 01/01/2016 trở đi) ), tương ứng với 5.454.937 số định danh cá nhân được cấp cho trẻ em đăng ký khai sinh tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời cung cấp hơn 16 triệu thông tin công dân (thông tin của cha, mẹ trẻ em) là nguồn dữ liệu đầu vào quan trọng cho CSDLQG về dân cư theo quy định của Luật Hộ tịch, Luật CCCD, phù hợp với yêu cầu của Đề án 896 và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 13/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Và việc cấp số định danh cá nhân thông qua CCCD đến hết năm 2020 đã cấp được khoảng 14 triệu thẻ CCCD tại 16 địa phương trên cả nước. Từ ngày 01/01/2021, đồng loạt tổ chức cấp thẻ CCCD có gắn chíp điện tử cho công dân tại 63/63 địa phương. Hiện tại đang cấp số định danh cá nhân cho tất cả công dân Việt Nam, dự kiến đến 01/5/2021 sẽ hoàn thành.
- Về nhiệm vụ rà soát TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư: trong tổng số 1.934 TTHC có yêu cầu thông tin công dân để giải quyết, các Bộ, ngành đã đề xuất đơn giản hóa đối với 1.126 TTHC (chiếm tỷ lệ 58,2%; đề xuất bãi bỏ, hủy bỏ 34 TTHC; đơn giản hóa trình tự thực hiện đối với 28TTHC; cắt giảm thành phần hồ sơ của 1.042 TTHC; sửa nội dung của 812 mẫu đơn; 201 tờ khai và đơn giản hóa 22 giấy tờ công dân). Đã rà soát và đề xuất bổ sung 399 TTHC, đề xuất phương án đơn đơn giản 406 TTHC, nâng tổng số thủ tục có phương án là 1.525 TTHC.
- Về nhiệm vụ triển khai thực hiện các Nghị quyết đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư đã được Chính phủ thông qua: các Bộ, ngành đã khẩn trương triển khai thực hiện với mục tiêu sửa đổi các văn bản, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản có quy điịnh liên quan đến việc yêu cầu thông tin công dân tại mẫu đơn, tờ khai và yêu cầu nộp giấy tờ công dân.
- Về nhiệm vụ xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết TTHC cho người dân, giảm thiểu việc khai, nộp thông tin, giấy tờ: Cổng dịch vụ công quốc gia là đầu mối kết nối cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp Bộ, cấp tỉnh, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và sẵn sàng đi vào hoạt động, bảo đảm các tiêu chí: hiện đại, đồng bộ, bảo mật cao, tránh lãng phí. Là nền tảng quan trọng để xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Cổng dịch vụ công quốc gia đến nay đã có hơn 2.800 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên tổng số gần 6.800 TTHC tại 04 cấp chính quyền, với hơn 116 triệu lượt truy cập, hơn 468 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 42,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 940 nghìn hồ sơ thực hiện trực tuyến và hơn 67 nghìn giao dịch thanh toán điện tử (tổng số tiền hơn 26,7 tỷ đồng)
Đến nay, 57/57 (100%) nhiệm vụ của Đề án 896 đã hoàn thành; quá trình triển khai thực hiện đề án đạt nhiều kết quả quan trọng, để lại dấu ấn nổi bật, nhất là nhiệm vụ xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư và nhiệm vụ rà soát, đơn giản hóa các TTHC liên quan đến giấy tờ công dân. Kết quả của Đề án 896 đã tạo nền tảng để nâng cao hiệu quả quản lý dân cư theo hướng hiện đại, triển khai các phương án cải cách hành chính, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Phát biểu Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, quá trình thực hiện Đề án 896 rút ra bài học kinh nghiệm là phải có quyết tâm chính trị cao và sự chỉ đạo quyết liệt trong tổ chức thực hiện. Đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu có liên quan đến quản lý dân cư là vấn đề khó khăn, phức tạp với khối lượng công việc rất lớn và có nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, phải có sự thống nhất nhận thức, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện, trên cơ sở tất cả vì nhiệm vụ chung, mục đích cao nhất là nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân. Trong thời gian tới, cần tiếp tục tổ chức thực hiện quyết liệt và hoàn thành việc đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư trên các lĩnh vực quản lý nhà nước; kết nối CSDLQG về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; khai thác, sử dụng có hiệu quả CSDLQG về dân cư phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; duy trì bảo đảm hoạt động thường xuyên của CSDLQG về dân cư, nhất là việc bổ sung, cập nhật thông tin dân cư, bảo đảm thông tin "đúng, đủ, sạch, sống".
Hội nghị đã được nghe 07 báo cáo tham luận của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuôc trung ương liên quan đến việc đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư; các yêu cầu cần thiết trong xây dựng các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin; công tác thu thập thông tin dân cư đối với đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; công tác phối kết hợp và chia sẻ dữ liệu./
Anh Xê Ka
Đánh giá bài viết:
Thích bài viết:
-
UBND huyện Dầu Tiếng họp thông qua Báo cáo chỉ đạo điều hành và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng đầu năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023
02:27 12-10-2023 -
Huyện Dầu Tiếng triển khai một số nhiệm vụ cải cách hành chính trong thời gian tới
02:27 12-10-2023 -
Tổ chức diễn tập phương án Phòng cháy chữa cháy (PCCC) và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) cho Tổ liên gia an toàn PCCC và điểm chữa cháy trên địa bàn xã Thanh Tuyền
02:27 12-10-2023 -
Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ và diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến nhân dân năm 2023
02:26 12-10-2023 -
Hội nghị Sơ kết công tác đảm bảo Trật tự An toàn giao thông (TT ATGT) Phòng chống tội phạm (PCTP) - Tệ nạn xã hội (TNXH) và Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBV ANTQ)
10:27 28-08-2023