Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng vừa ký, ban hành công văn chỉ đạo kiểm soát tình hình bệnh Sán dây và ấu trùng Sán lợn.
Công văn đề nghị Phòng Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống các loại dịch bệnh trên người; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch, bệnh tại công đồng, nhất là tình trạng nhiễm Sán dây và ấu trùng Sán lợn để có biện pháp xử lý, chủ động phát hiện, điều trị tích cực, kịp thời các trường hợp nhiễm bệnh. Đồng thời phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân hiểu đúng về bệnh, chủ động thực hành các biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm, thực hiện “ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn”; thực hiện phương thức sản xuất an toàn, hiện đại.
Ấu trùng hình hạt gạo trong thịt (Ảnh sưu tầm)
Sán dây và ấu trùng Sán lợn hay còn gọi là bệnh Sán dải, Sán dải heo phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, việc mắc bệnh liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành. Theo số liệu thông kế của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế được báo cáo qua các nghiên cứu, qua các cơ sở điều trị đến nay có ít nhất 55 tỉnh, thành có ca bệnh Sán dây và ấu trùng Sán lợn.
Đối với người, tùy thuộc ăn hay nuốt phải trứng, hay nang ấu trùng có thể mắc các thể bệnh: Bệnh ấu trùng Sán lợn và Bệnh Sán trưởng thành ở ruột. Bệnh ấu trùng sán lợn: người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt,… Bệnh sán trưởng thành ở ruột: người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang Sán (lợn gạo), khi đến dạ dày ấu trùng Sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành Sán dây trưởng thành.
Việc điều trị bệnh Sán dây và ấu trùng Sán dây lợn phải dựa trên nguyên tắc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt Sán để tránh bị bệnh ấu trùng Sán lợn. Việc điều trị bệnh ấu trùng Sán dây lợn phải thực hiện ở cơ sở y tế với trang bị phương tiện cấp cứu và phải được theo dõi. Thuốc điều trị bệnh và ấu trùng bệnh Sán dây lợn là Praziquantel, Niclosamide và Albendazole.
Để chủ động phòng bệnh Sán dây và ấu trùng Sán dây lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng Sán lợn); quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm Sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông; người có Sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi; quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn (heo).
Phan Vũ
Đánh giá bài viết:
-
UBND huyện Dầu Tiếng trao tặng nhà nhân ái trên địa bàn xã Minh Hòa
09:02 12-10-2024 -
Triển khai thực hiện thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID
08:58 12-10-2024 -
Bộ TTTT triển khai quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
08:55 12-10-2024 -
KỶ NIỆM 79 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG (19/8/1945 - 19/8/2024) VÀ NGÀY QUỐC KHÁNH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM (02/9/1945 - 02/9/2024)
01:45 13-09-2024 -
UBND huyện ban hành Kế hoạch truyền thông hoạt động cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn huyện năm 2024
03:55 24-05-2024