Vượt qua những khó khăn, thách thức như dịch tả lợn Châu Phi bùng phát và diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu, trong 3 tháng đầu năm 2019, ngành Nông nghiệp huyện Dầu Tiếng vẫn duy trì tăng trưởng khá, góp phần vào tăng trưởng chung của huyện.
Mô hình trồng cây nhãn của nông dân xã Minh Hòa
Trong quý I/2019, Ngành nông nghiệp huyện Dầu Tiếng gặp một số khó khăn, cùng với bệnh khảm lá sắn (khoai mì) xuất hiện trên diện tích 516,5 ha là tình hình xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng xảy ra trên đàn heo tại xã Long Tân, Minh Thạnh và xã Thanh Tuyền, tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy khoảng 44 con trọng lượng 2.113 kg, làm cho giá cả nhiều loại nông sản bấp bênh, có xu hướng giảm giá ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, trong quý I/2019, nhờ sự tăng đàn từ cuối năm 2018 và đầu năm 2019 nên đàn heo vẫn tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
Mô hình nuôi gà lạnh của nông dân xã An Lập
Ông Võ Trung Nghĩa, Huyện ủy viên- Trưởng phòng Kinh tế huyện Dầu Tiếng cho biết: Chăn nuôi nông hộ được củng cố theo hướng an toàn, bền vững, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Toàn huyện Dầu Tiếng hiện có 215 trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ước tổng đàn gia súc là trên 106.060 con, đàn gia cầm 2,9 triệu con, có 15 hộ gia đình nuôi các loại động vật hoang dã với 1811 con các loại; diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 116.000m2. . Quý I, Ngành chăn nuôi của huyện Dầu Tiếng phát triển mạnh, trong đó chăn nuôi theo mô hình công nghệ áp dụng trang trại lạnh được quan tâm đầu tư mạnh.
Mô hình chăn nuôi heo của nông dân thị trấn Dầu Tiếng
Thực hiện chủ trương của huyện, khuyến khích tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Cùng với đó, địa phương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. hiện nay, duy của người dân về chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp thay đổi nhiều, Đại bộ phận nông dân huyện Dầu Tiếng đều nhận thức được phải chuyển mạnh từ mục tiêu số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng, chuyển từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và lao động sang đầu tư về khoa học - công nghệ và cải tiến quản lý, chuyển từ thị trường giá thấp và dễ tính về chất lượng sang thị trường giá cao với yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe hơn. Bên cạnh đó, việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn giúp cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi theo hướng phát huy lợi thế và nhu cầu thị trường, sản xuất quy mô lớn, tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm… Ông Võ Trung Nghĩa, Huyện ủy viên- Trưởng Phòng Kinh tế Huyện Dầu Tiếng chia sẻ thêm.
Mô hình chăn nuôi bò sửa của hợp tác xã bò sữa Long Tân
Hiện toàn huyện Dầu Tiếng có 650 ha cây ăn quả, tăng 12%, so với cùng kỳ. Các loại cây ăn quả chủ yếu là măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh. Cùng với đó, huyện đang đầu tư phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả kết hợp với phát triển du lịch sinh thái tại xã Thanh Tuyền; thực hiện mô hình thâm canh cây có múi đạt tiêu chuẩn VietGAP và liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm tại 2 xã Minh Hòa, Minh Thạnh. Địa phương cũng khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 110 ha nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng liên doanh với Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I thực hiện Dự án đầu tư trồng chuối cấy mô tại xã Thanh An với diện tích 95 ha; diện tích còn lại do người dân thực hiện.
Mô hình trồng cây măng cụt của nông dân xã Thanh Tuyền
Về sinh vật cảnh, được huyện Dầu Tiếng xác định là 1 trong 3 ưu tiên phát triển. Các loại sinh vật cảnh được phát triển phổ biến hiện nay là hoa lan, cá cảnh, kiểng, bon sai. Để phát triển những mô hình này, huyện đã thành lập Hội Sinh vật cảnh, tập hợp những nghệ nhân có kinh nghiệm. Đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 12ha sinh vật cảnh, trong đó trang trại hoa lan Mai Quốc Thái ở ấp Hòa Lộc, xã Minh Hòa với diện tích 6,5 ha được xác định là cơ sở trồng lan đạt hiệu quả nhất. Kế tiếp là 2 ha trồng nấm ăn, nấm dược liệu và sản xuất phôi nấm tại trang trại nấm Minh Khải (xã Minh Thạnh) và trại nấm Tấn Hưng (xã Minh Hòa). Đối với mô hình nuôi cá cảnh, tập trung chủ yếu tại xã Thanh Tuyền và xã Thanh An. Giá trị sản xuất sinh vật cảnh của huyện đạt 900 triệu đồng – 1,1 tỷ đồng/ha/năm; lợi nhuận 600 triệu đồng/ha/năm. Qua đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất của nông nghiệp trong quý I/2019 đạt 589 tỷ 454 triệu đồng (đạt 14,5% so kế hoạch, tăng 5,6% so với cùng kỳ).
Trại trồng nấm của nông dân xã Minh Tân
Hiện nay, đảng bộ, chính quyền huyện Dầu Tiếng đang tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng. Giải pháp đã có, phát huy hiệu quả, vấn đề là cần sự vào cuộc quyết tâm, đồng bộ hơn nữa các cấp, các ngành và đặc biệt là người dân trong huyện, nhằm tạo ra sự bứt phá cho ngành nông nghiệp Dầu Tiếng từ đó thúc đẩy tăng trưởng, hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV đề ra.
Hồng Nga
Đánh giá bài viết:
-
Huyện Dầu Tiêng công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024
02:27 24-05-2024 -
Huyện Dầu Tiếng chỉ đạo tăng cường tiết kiệm điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và công tác kiểm tra giá điện nhà trọ trên địa bàn huyện năm 2023
03:30 07-07-2023 -
Huyện Dầu Tiếng tổ chức Hội thảo phát triển du lịch nông thôn
03:31 07-07-2023 -
Huyện Dầu Tiếng họp thẩm định phê duyêt quy hoạch cảng Phú Cường Thịnh
10:33 12-06-2023 -
Huyện Dầu Tiếng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến kiến Nhân dân đối với dự thảo luật đất đai (sửa đổi)
01:44 29-03-2023