Những ngày này, đến xã Thanh Tuyền nhiểu người dễ nhận thấy niềm vui của những gia đình trồng Măng cụt nơi đây. Năm nay, Măng cụt ở Thanh Tuyền được mùa, được giá, các gia đình trồng măng cụt ở đây rất phấn khởi vì có nguồn thu nhập cao.
Vườn Măng cụt của ông Nguyễn Văn Tỵ (ấp Suốt Cát, xã Thanh Tuyền)
Cây Măng cụt được trồng trên đất xã Thanh Tuyền cách đây hơn 10 năm. Lúc đó, Măng cụt phát triển theo kiểu tự phát, nông dân địa phương trồng Măng cụt chủ yếu để ăn quả chứ chưa nghĩ đến chuyện làm ăn kinh tế. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, Măng cụt trở thành nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ nông dân trong xã. Nhờ có hướng đi phù hợp, người trồng măng trong xã với sự cần cù, sáng tạo, dám nghĩ dám làm đã biến những vườn cây ăn trái già cỗi, những bãi ruộng hoang trước đây thành vườn cây ăn trái trù phú, mang lại lợi nhuận kinh tế cao, cải thiện thu nhập.
Hiện toàn xã Thanh Tuyền có khoảng 200 hộ trồng cây Măng cụt, nguồn thu từ cây Măng cụt đã góp phần làm thay đời sống của nhiều hộ nông dân trong xã. Từ loại cây này, trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, có thể kể đến như các ông Nguyễn Văn Tỵ, Trần Văn Sáu, Lê Văn Mé, Nguyễn Văn Trí,... với quy mô mỗi hộ trên 1 ha. Trong thời gian qua, cùng với sự quan tâm của huyện và sự hỗ trợ của các ngành chức năng, các đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp, UBND huyện Dầu Tiếng đã phối hợp triển khai nhiều chương trình khuyến nông, tập huấn kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, hỗ trợ phân bón cho người nông dân. Chính những chính sách hỗ trợ thiết thực này đã góp phần hình thành và phát huy vai trò của mô hình trồng cây Măng cụt tại Thanh Tuyền.
Năm nay, các chủ vườn cây Măng cụt ở Thanh Tuyền rất phấn khởi vì Măng cụt cho sản lượng cao, lại bán được giá; giá bán tại vườn hiện là 45.000 - 50.000 đồng/kg, mang về lợi nhuận hàng chục triệu đồng, thậm chí hơn trăm triệu đồng cho mỗi gia đình. Bà Cao Quế Anh, hộ dân trồng Măng cụt tại ấp Suối Cát chia sẻ: Giá Măng cụt trồng trong xã ổn định là do chất lượng quả ngon, đều và thị trường tiêu thụ khá rộng. Măng cụt có thể bảo quản được cả tháng mà không bị hư, nên các gia đình có thể vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc để tiêu thụ.
Trong 3 năm gần đây, tại các hội thi trái cây ngon khu vực miền Đông Nam bộ, Măng cụt xã Thanh Tuyền đều đạt giải cao. Để đạt giải cao ở hội thi này là điều rất khó, yêu cầu trái Măng cụt phải đạt rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe như: Măng cụt phải to tròn, đẹp và màu sắc phải tươi; Măng cụt được trưng bày trên kệ, bổ ra ruột bên trong phải trắng, vị ngọt thanh và ít hạt. Ngay cả khi được giám khảo chấm điểm cao, quả Măng cụt phải được đưa đi xét nghiệm sinh hóa để đo nồng độ thuốc bảo vệ thực vật. Như vậy, trái Măng cụt không chỉ ngon, đẹp mà còn phải an toàn sức khỏe cho người dùng mới đoạt giải cao. Điều đó cho thấy, Măng cụt Thanh Tuyền nay đã trở thành một thương hiệu thật sự. Đến nay, sau những lần đạt giải cao tại hội thi, Măng cụt ở xã Thanh Tuyền bắt đầu có sức hút lớn đối với giới kinh doanh trái ăn cây này. Đây là cơ sở để đầu ra Măng cụt ở Thanh Tuyền ổn định và bền vững hơn.
Hồng Nga
Đánh giá bài viết:
Thích bài viết: 0 lượt thích
-
Huyện Dầu Tiêng công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024
02:27 24-05-2024 -
Huyện Dầu Tiếng chỉ đạo tăng cường tiết kiệm điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và công tác kiểm tra giá điện nhà trọ trên địa bàn huyện năm 2023
03:30 07-07-2023 -
Huyện Dầu Tiếng tổ chức Hội thảo phát triển du lịch nông thôn
03:31 07-07-2023 -
Huyện Dầu Tiếng họp thẩm định phê duyêt quy hoạch cảng Phú Cường Thịnh
10:33 12-06-2023 -
Huyện Dầu Tiếng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến kiến Nhân dân đối với dự thảo luật đất đai (sửa đổi)
01:44 29-03-2023