Sáng ngày 10/4/2020, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ cho người lao động, bảo đảm an sinh - xã hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19. Sáng ngày 10/4/2020, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ cho người lao động, bảo đảm an sinh - xã hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị; cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương. Tại điểm cầu huyện Dầu Tiếng, dự hội nghị có ông Nguyễn Chí Trung, Bí thư Huyện uỷ; ông Nguyễn Phương Linh, Chủ tịch UBND huyện; bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch UBND huyện; Trưởng các phòng, ban huyện và phó Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện (phòng họp không quá 20 đại biểu, đảm bảo khoảng cách an toàn).
Hội nghị đã nghe lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương thảo luận các nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; nhóm giải pháp hỗ trợ cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Thông tin tại Hội nghị cho biết: Do ảnh hưởng của dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước trong quý I/2020 chỉ đạt 3,82%, đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua, chỉ bằng hơn nửa so với kế hoạch đề ra. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế bị đình trệ; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng; làm gia tăng thất nghiệp, gây mất việc làm trong ngắn hạn. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế được đánh giá còn nặng nề hơn cả năm 2008, Chính phủ đã triển khai các chính sách hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực như: Hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ giá điện, giá cước viễn thông…, với tổng các gói hỗ trợ gần 700.000 tỉ đồng, tương đương 30 tỉ USD trong năm 2020.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết vượt qua mọi khó khăn kể cả trong thời chiến và ở thời bình, do đó các cấp, các ngành cần phát huy sức mạnh đoàn kết, tiếp tục huy động tổng lực của toàn dân tộc trong phòng, chống dịch COVID-19, biến nguy thành cơ, đưa nền kinh tế tăng tốc bù đắp những thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Thủ tướng yêu cầu ngay sau hội nghị này, các vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, cùng Chính phủ điều hành hiệu quả các chính sách tài khóa để giữ vững tăng trưởng phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Các bộ, ngành Trung ương, các địa phương cần tiếp tục cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, có chương trình bảo vệ hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất công nghiệp - xây dựng, nông lâm nghiệp - thủy sản, đảm bảo an ninh lương thực; thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản; chủ động mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phòng dịch,...
Đối với lĩnh vực du lịch, dịch vụ đang bị ảnh hưởng nặng nề cần chú trọng biện pháp xử lý tháo gỡ cho phù hợp với thực tế. Riêng vốn đầu tư công đang bị tồn đọng lớn chưa giải ngân được, các bộ, ngành phải có biện pháp, cơ chế tháo gỡ để thúc đẩy giải ngân. Cùng với đó, tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát lưu thông thị trường, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá làm lũng đoạn thị trường.
Đối với an ninh trật tự, cần có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, chống các thế lực thù địch lợi dụng mạng xã hội chống phá Đảng, Nhà nước, gây nhiễu loạn thông tin, đồng thời làm tốt công tác bảo hộ công dân trong mọi tình hình.
Trong quá trình thực hiện các gói hỗ trợ, cần đảm bảo công khai minh bạch, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, phát hiện xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành, kiểm soát, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân nhằm phát huy tối đa hiệu quả các gói hỗ trợ ở từng lĩnh vực,…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ lòng biết ơn với toàn thể nhân dân đã đồng lòng, chia sẻ với Chính phủ vì những bất tiện xã hội tạo ra để ngăn chặn dịch bệnh. Đồng thời ghi nhận sự nỗ lực vượt khó khăn của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp để kinh tế không âm. Thủ tướng chia sẻ: “Quyết tâm của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận không chỉ trong công tác dịch bệnh mà một số tổ chức khác còn đưa ra dự báo lạc quan về phục hồi kinh tế ở nước ta. Yêu cầu đưa ra cơ chế chính sách giải pháp cụ thể mạnh mẽ, đúng để phục hồi sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế mạnh sau dịch”.
Phan Vũ
Đánh giá bài viết:
-
UBND huyện Dầu Tiếng họp thông qua Báo cáo chỉ đạo điều hành và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng đầu năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023
02:27 12-10-2023 -
Huyện Dầu Tiếng triển khai một số nhiệm vụ cải cách hành chính trong thời gian tới
02:27 12-10-2023 -
Tổ chức diễn tập phương án Phòng cháy chữa cháy (PCCC) và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) cho Tổ liên gia an toàn PCCC và điểm chữa cháy trên địa bàn xã Thanh Tuyền
02:27 12-10-2023 -
Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ và diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến nhân dân năm 2023
02:26 12-10-2023 -
Hội nghị Sơ kết công tác đảm bảo Trật tự An toàn giao thông (TT ATGT) Phòng chống tội phạm (PCTP) - Tệ nạn xã hội (TNXH) và Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBV ANTQ)
10:27 28-08-2023