Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Dầu Tiếng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân.Trong đó, phải kể đến mô hình cây ăn trái tổng hợp của anh Cao Văn Chinh sinh năm 1981 ngụ tại ấp Phú Bình xã An Lập- huyện Dầu Tiếng, bước đầu đã đem lại hiệu quả, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế trên địa bàn.
Năm 1999, anh Cao Văn Chinh lập gia đình và định cư tại xã An Lập. lúc ra ở riêng anh được cha mẹ vợ cho một cái nền nhà 80m2, hằng ngày vợ anh bán nước mía, còn anh đi làm mướn. Ai kêu làm gì thì làm, từ việc dãy cỏ mướn đến cả việc bứng gốc cây anh đều nhận hết. Ngoài thời gian đi làm mướn, chủ nhật được nghỉ anh đi mày mò học hỏi các mô hình trống cây ăn trái. Sau một thời gian, tích góp được một số vốn nhỏ anh bắt đầu mua 3 sào đất để trồng cây Măng cụt. Anh cho biết, nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng các phương pháp, cây măng cụtr cho trái nhiều. Lúc này cây măng cụt có giá, gia đình anh có thêm lợi nhuận, anh tích lũy vôn mua thêm đất để trồng cây mít. Sau một thời gian trồng, anh nhận thấy trên địa bàn có lợi thế vườn đồi rộng rãi, khí hậu phù hợp với cây ăn quả, cũng như cho năng suất cao, lúc này anh nghỉ đến việc trồng các cây ăn trái tổng hợp để khi mất mùa vụ hay mất giá cây này, lại có cây khác thế vào để không phải gặp khó khan khi đầu tư, chăm sóc. Từ sự tích góp, mạnh dạn trong đầu tư và đặc biệt sự tìm tòi học hỏi của bản thân, đến nay gia đình anh đã có 6 ha cây ăn trái tổng hợp. Trong đó; 700 gốc cam, 600 gốc sấu riêng ( 20 gốc đã cho thu hoạch), 120 gốc cây măng cụt, 300 gốc cây chanh, 40 gốc cây chuối và 200 gốc cây mít thái. Nhờ đó, cuộc sống gia đình anh ngày càng khá giả, thu nhập hàng năm trên 2 tỷ đồng, nhà cửa được xây dựng khang trang, 2 người con của anh có điều kiện ăn học.
Anh Cao Văn Chinh đang chia sẻ cách chăm sóc cam cho nông dân trong vùng
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng cây ăn quả, Anh Cao Văn Chinh cho biết: Trồng cây ăn quả không quá nặng nhọc nhưng lại nhiều việc, như: bón phân, phòng trừ sâu bệnh. Điều đặc biệt là phân bón cho cây ăn quả anh đều sử dụng phân bón hửu cơ và anh không bao giờ làm cỏ, theo anh dòng đời cỏ rất ngắn thay vì tốn công làm cỏ anh để cỏ tự mọc và tự hủy. vừa không làm mất độ dinh dưỡng của đất vừa để xác cỏ làm phân. Bên cạnh đó, các loại cây ăn quả, đặc biệt là cam, chanh rất dễ nhiễm các bệnh nhện đỏ, sâu vẽ bùa gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả. Vì vậy, thời điểm cây lên lộc non, bói quả rất quan trọng, phải chủ động phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cây. Điểm độc đáo trong quy trình chăm sóc cây ăn quả của anh Chinh là anh tự chế ra loại thuốc trừ sâu với hỗn hợp vừa hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lại thân thiện với môi trường và đặc biệt chỉ sử dụng pân hữu cơ để bón cho cây. anhchinh chia sẻ thêm.
Với hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cây ăn trái tổng hợp của gia đình anh Cao Văn Chinh có thể thấy, ngoài việc làm giàu cho gia đình, mô hình còn mở ra hướng đi mới trong phát triển cây ăn quả sử dụng 100% phân hữu cơ, chuyển đổi cơ câu cây trồng, cải tạo vườn tạp. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Hồng Nga
Đánh giá bài viết:
-
UBND huyện Dầu Tiếng trao tặng nhà nhân ái trên địa bàn xã Minh Hòa
09:02 12-10-2024 -
Triển khai thực hiện thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID
08:58 12-10-2024 -
Bộ TTTT triển khai quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
08:55 12-10-2024 -
KỶ NIỆM 79 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG (19/8/1945 - 19/8/2024) VÀ NGÀY QUỐC KHÁNH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM (02/9/1945 - 02/9/2024)
01:45 13-09-2024 -
UBND huyện ban hành Kế hoạch truyền thông hoạt động cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn huyện năm 2024
03:55 24-05-2024