Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2021 trên địa bàn huyện

29/12/2020    Lượt xem: 1272    In bài viết   Độ tương phản  

Theo UBND huyện, trong năm 2020, xảy ra bệnh cúm gia cầm subtype H5N1 tại 01 hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Thanh Tuyền vào ngày 14/02/2020 với tổng số gà, vịt đã buộc tiêu huỷ là 10.400 con. Đến nay trên địa bàn huyện không phát hiện trường hợp bệnh cúm gia cầm nào khác. Xảy ra bệnh Dịch tả heo Châu Phi tại 01 hộ chăn nuôi ở ấp Bàu Cây Cám, xã Thanh An; xử lý tiêu huỷ 01 con heo nái. Đến nay trên địa bàn huyện không phát hiện trường hợp bệnh Dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn. Không phát hiện các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trên gia súc, gia cầm.

Theo nhận định, bệnh cúm gia cầm vẫn còn nguy cơ phát sinh tại các khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt khu vực chăn nuôi nhiều vịt nhưng chưa được tiêm phòng triệt để. Vi rút cúm gia cầm lưu hành ở các địa phương khác lây lan vào địa bàn huyện thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Bệnh Lở mồm long móng, bệnh Tai xanh trên heo và bệnh Dịch tả heo Châu Phi cổ điển vẫn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh ở các khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, nơi có đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc - xin phòng bệnh triệt để. Bệnh Dịch tả heo Châu Phi vẫn có nguy cơ tái phát và lây lan tại các cơ sở chăn nuôi không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú ý, không an toàn sinh học.

Thu gom gia cầm bị dịch bệnh đi tiêu huỷ (Ảnh minh hoạ)

Vì vậy, Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm năm 2021 trên địa bàn huyện đã đặt ra mục tiêu: Khống chế an toàn các loại dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi như dịch cúm gia cầm A/H5N1, H5N6, H7N9, dịch Tai xanh heo, dịch Lở mồm long móng gia súc, Dịch tả heo Châu Phi,... Chủ động phát hiện sớm và không để lây lan dịch bệnh; khống chế các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan giữa động vật và người. Đồng thời phát triển chăn nuôi bền vững, tạo sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao, đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm ổn định, an toàn cho người tiêu dùng và hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu.

Kế hoạch đề ra các giải phát thực hiện như: Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành và thanh tra kiểm tra; triển khai công tác thông tin tuyên truyền thường xuyên trên diện rộng đến từng đối tượng cụ thể: người chăn nuôi, người kinh doanh, người làm công tác thú y,... về các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học và cảnh báo những tác hại của dịch bệnh gia súc, gia cầm đối với nền kinh tế và ngành chăn nuôi. Về giải pháp kỹ thuật, quản lý hoạt động chăn nuôi; tiêm phòng vắc xin 02 đợt/năm, khoảng thời gian giữa đợt tiêm phòng chính thực hiện tiêm phòng bổ sung; thực hiện giám sát bệnh; thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và người hành nghề thú y; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; xử lý ổ dịch, chống dịch

Trạm Chăn nuôi và Thú y, Phòng Kinh tế phối hợp với các phòng, ban, ngành huyện và UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các hộ chăn nuôi, sản xuất tuân thủ quy hoạch, kế hoạch chăn nuôi, sản xuất của ngành nông nghiệp khuyến cáo; thực hiện đúng các biện pháp phòng dịch như: Tập huấn, lấy mẫu, tiêm phòng, tiêu độc sát trùng môi trường chăn nuôi…; chỉ đạo nhân viên thú y thực hiện các giải pháp kỹ thuật, thông tin tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; quản lý tốt hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa phương; chủ động giám sát, phát hiện dịch bệnh và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật khác.

Phan Vũ

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 34
Tuần này: 19480
Tháng này: 51489
Tổng truy cập: 3509526