Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học

10/09/2020    Lượt xem: 515    In bài viết   Độ tương phản  

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 20 trường Mầm non (18 trường Công lập và 02 trường ngoài Công lập); 17 trường Tiểu học; 08 trường Trung học cơ sở, 04 trường Trung học phổ thông và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện. Huyện có tất cả 30 trường được lầu hóa, 17 trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (so với năm 2015 tỷ lệ trường đạt chất lượng kiểm định giáo dục tăng 09 trường) và 37/46 trường công lập đạt Chuẩn quốc gia (so với năm 2015 tăng 15 trường). Hệ thống mạng lưới trường, lớp được đầu tư mới; việc nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị trường học được quan tâm đã đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học trên địa bàn.

Trường Tiểu học An Lập được công nhận đạt Chuẩn Quốc Gia mức độ 1

và đạt kiểm định chất lượng Giáo dục mức độ 2 năm 2020

Đến nay, toàn ngành Giáo dục có 1.645 cán bộ, viên chức; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đảm bảo đạt chuẩn 100% và số cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên học nâng cao trình độ tăng lên qua từng năm; 104/104 cán bộ quản lý đã có bằng Đại học, đạt tỷ lệ 100%.

Tổng số sáng kiến kinh nghiệm và Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là 2001 đề tài, so với năm 2015 tăng 515 đề tài. Trong đó, có 1.382 đề tài sáng kiến kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt cấp huyện, 60 đề tài đạt công nhận cấp tỉnh trở lên.

Các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện cũng xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp với phương châm “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học, tự rèn”, theo nguyên tắc “Sát chức năng, nhiệm vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và đánh giá việc thực hiện”. Ngành GD&ĐT huyện thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa học đường; đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong trường học; thực hiện nêu gương, trách nhiệm trong công tác; tổ chức giảng dạy sách “Các bài học đạo đức về Bác Hồ” vào trong chương trình chính khóa của các cấp học ngay từ đầu năm học như: Nuôi heo đất, gây Quỹ Khuyến học khuyến tài...

  Toàn huyện có 12 Trung tâm Văn hoá, Thể thao - Học tập cộng đồng và 48 Chi hội khuyến học (chi hội khuyến học tại các trường học và chi hội khuyến học cơ quan Phòng Giáo dục và Đào tạo). Trung tâm Văn hoá, Thể thao - Học tập cộng đồng ở các xã - thị trấn hoạt động khá đa dạng, tổ chức nhiều lớp học phổ cập tin học, tập huấn ngắn hạn, tư vấn kinh tế gia đình, tuyên truyền giáo dục pháp luật, tuyên truyền y tế - sức khỏe, các lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, trồng cây cảnh,... thu hút trên 250.000 lượt người tham gia, góp phần nâng cao sự hiểu biết, chất lượng sống của người dân trong cộng đồng.

Trong giai đoạn 2015-2020, chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo được nâng cao, các cấp học, bậc học đều có những chuyển biến, học vấn người dân trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, có trên 277 học sinh tham gia học Trung cấp nghề; các trường Mầm non, Mẫu giáo tích cực trong việc tuyên truyền vận động trẻ 5 tuổi ra lớp và học 2 buổi/ngày, tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp hàng năm đều đạt 100% so với năm 2015 tăng 6,21%.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”, ngành GD&ĐT huyện đã tích cực triển khai có hiệu quả, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và hành động trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục trên toàn huyện.

Tạ Phú

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 333
Tuần này: 16451
Tháng này: 69836
Tổng truy cập: 3527873