Hướng dẫn thực hiện hỗ trợ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19

19/05/2020    Lượt xem: 1499    In bài viết   Độ tương phản  

Theo đó, nhằm triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19; chia sẻ khó khăn, đảm bảo cuộc sống của nhân dân, người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh, góp phần ổn định, đảm bảo an sinh xã hội. Nguyên tắc hỗ trợ: Đối tượng phải giảm sâu thu nhập, mất việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của do đại dịch COVID-19. Nhà nước, người sử dụng lao động và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc đảm bảo mức sống tối thiểu cho người dân. Việc hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Nhà nước chỉ hỗ trợ những đối tượng có nhu cầu, không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia. Trường hợp đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ 02 chế độ hỗ trợ trở lên quy định tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg (kể cả chính sách hỗ trợ đang thực hiện của địa phương nếu có) thì chỉ được hưởng một chế độ do đối tượng lựa chọn hoặc chế độ hỗ trợ cao nhất. Trường hợp đối tượng đã hưởng chính sách của địa phương và đủ điều kiện để hưởng chính sách theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg với mức hỗ trợ cao hơn chính sách của địa phương thì được hỗ trợ phần chênh lệch. Nội dung, trình tự, thủ tục hưởng các chế độ cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương

Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và không quá 3 tháng.

Điều kiện hỗ trợ:

Người lao động được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

- Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên, tính từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/4/2020 đến ngày 01/6/2020. (Lưu ý: Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương này phải còn trong thời hạn của hợp đồng lao động).

- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.

- Làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác của doanh nghiệp, số dư đến ngày 31/3/2020) do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện:

- Doanh nghiệp lập danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Công văn này (Hồ sơ kèm theo danh sách gồm có: Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; Bản sao Báo cáo tài chính năm 2019, quý I năm 2020 và các giấy tờ chứng minh tài chính khác của doanh nghiệp); có xác nhận của tổ chức Công đoàn cơ sở (nếu có); gửi cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội.

- Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Danh sách theo đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội và gửi doanh nghiệp.

-  Thẩm quyền giải quyết hồ sơ của Doanh nghiệp:

+ Đối với các Doanh nghiệp nằm ngoài các Khu công nghiệp: gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở). Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thẩm định, tổng hợp trình UBND cấp huyện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đối với các Doanh nghiệp nằm trong Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore: gửi về Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore thẩm định, tổng hợp và gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đối với các Doanh nghiệp nằm trong các Khu công nghiệp: gửi về Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương. Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương thẩm định, tổng hợp và gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời thực hiện chỉ đạo chi trả hỗ trợ.

2. Hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.

Điều kiện hỗ trợ:

- Doanh thu do cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh năm 2020 dưới 100 triệu đồng, được xác định tại thời điểm ngày 15/01/2020 theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

- Tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/4/2020 theo Công văn số 1431/UBND-VX ngày 27/3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm các ngành nghề, dịch vụ sau: Massage, phòng tập thể hình (gym), phòng tập yoga, vũ trường, cơ sở du lịch, tham quan, tụ điểm vui chơi, giải trí, chiếu phim, quán bia, nhà hàng ăn uống...; các cơ sở làm đẹp, thẩm mỹ, vật lý trị liệu trên toàn tỉnh.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện:

- Hộ kinh doanh làm hồ sơ đề nghị theo Mẫu số 02 kèm theo Công văn này (Lưu ý: gửi kèm theo Đơn đề nghị là Bản sao Thông báo nộp thuế theo Mẫu số 01/TBT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC) gửi UBND cấp xã nơi có địa điểm kinh doanh.

- Trong 05 ngày, UBND cấp xã xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh; niêm yết công khai; tổng hợp, báo cáo gửi Chi cục Thuế.

- Trong 02 ngày làm việc, Chi cục Thuế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, thẩm định, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Trong 03 ngày, UBND cấp huyện rà soát, thẩm định, gửi văn bản đề nghị kèm theo danh sách về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Trong 02 ngày làm việc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời thực hiện chỉ đạo chi trả hỗ trợ.

3. Hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.

Điều kiện hỗ trợ:

Người lao động được hỗ trợ kinh phí khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trước thời điểm ngày 01/4/2020 và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 15/6/2020 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định;

Theo quy định pháp luật về BHTN, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trái pháp luật;

+ Đóng BHTN dưới 12 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm (Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn);

+ Đóng BHTN dưới 12 tháng trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm (Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng);

+ Không đang đóng BHTN theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN.

 - Không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định số 65/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc quy định về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2020 và chính sách bảo lưu đối với hộ thoát nghèo (Chuẩn cận nghèo: 1.600.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.800.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị).

Hồ sơ đề nghị:

Theo quy định tại Mẫu số 03 kèm theo văn bản này, ngoài Giấy đề nghị hỗ trợ, để xem xét người lao động có đủ điều kiện để hỗ trợ cần:

- Bản sao một trong các giấy tờ: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc là cơ sở để xác định việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 15 tháng 6 năm 2020;

- Bản sao sổ BHXH hoặc xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc, BHTN là cơ sở để xác định người lao động tham gia BHXH và đóng BHTN mà không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp không có sổ bảo hiểm xã hội (khi người sử dụng lao động đã đăng ký tham gia BHXH nhưng chưa được cấp sổ BHXH), người lao động cần nêu rõ lý do trong giấy đề nghị.

Trình tự, thủ tục thực hiện:

- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp nộp hồ sơ theo Mẫu số 03 đến UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp (thường trú hoặc tạm trú), trong đó cam đoan về việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai.

- UBND cấp xã tổ chức rà soát và xác nhận mức thu nhập, tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ trình UBND cấp huyện.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, UBND cấp huyện thẩm định, gửi văn bản đề nghị kèm theo danh sách về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Lao động nộp hồ sơ lần đầu: Mẫu số 03a; lao động nộp hồ sơ đề nghị tiếp tục được hỗ trợ: Mẫu số 03b).

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ.

4. Hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm

Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.

Điều kiện hỗ trợ:

Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

+ Mất việc làm và không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định số 65/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc quy định về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2020 và chính sách bảo lưu đối với hộ thoát nghèo (Chuẩn cận nghèo: 1.600.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.800.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị).

+ Cư trú hợp pháp tại địa phương;

- Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau:

+ Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;

+ Thu gom rác, phế liệu;

+ Bán lẻ sổ số lưu động;

+ Bốc vác, vận chuyển hàng hóa;

+ Lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách;

+ Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.

* Lưu ý: Căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế của địa phương, trên cơ sở đề nghị của người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm, trường hợp người lao động thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, không thuộc một trong những công việc nêu trên thì UBND cấp xã ghi nhận số lượng từng nhóm đối tượng cụ thể và báo cáo UBND cấp huyện tổng hợp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Hồ sơ và trình tự, thủ tục:

- Hồ sơ đề nghị theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Công văn này, người lao động gửi UBND cấp xã sau ngày 15 hằng tháng.

Trường hợp người lao động có nơi thường trú và tạm trú không trong phạm vi một huyện, một tỉnh nếu người lao động đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng các chính sách theo Quyết định số 15 và ngược lại (Mẫu số 04a).

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, UBND cấp xã tổ chức rà soát và lập danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và công khai với cộng đồng dân cư.

UBND cấp xã niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trong thời gian 02 ngày làm việc; tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện gửi UBND cấp huyện.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, UBND cấp huyện thẩm định, gửi văn bản đề nghị kèm theo danh sách về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Mẫu số 04b).

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ.

5. Hỗ trợ Người có công với cách mạng

Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (bao gồm cả thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi bằng tháng, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động hằng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.

* Thực hiện theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, các đối tượng cụ thể:

- Người có công với cách mạng, bao gồm:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

+ Thương binh B đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

+ Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động;

+ Bệnh binh đang hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng;

+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

+ Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

+ Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

- Thân nhân của người có công với cách mạng, bao gồm:

+ Thân nhân của Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 đang hưởng trợ cấp tuất ưu đãi hàng tháng;

+ Thân nhân của Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang hưởng trợ cấp tuất ưu đãi hàng tháng;

+ Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất ưu đãi hàng tháng;

+ Thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp tuất ưu đãi hàng tháng;

+ Thân nhân của thương binh B đang hưởng trợ cấp tuất ưu đãi hàng tháng;

+ Thân nhân của bệnh binh đang hưởng trợ cấp tuất ưu đãi hàng tháng;

+ Thân nhân của Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp tuất ưu đãi hàng tháng;

+ Con đẻ của Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Trình tự, thủ tục

- UBND cấp xã rà soát, lập danh sách theo phụ lục đính kèm (Mẫu số 05) của Sở kèm theo văn bản đề nghị gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình UBND cấp huyện.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, UBND cấp huyện xem xét, gửi văn bản đề nghị kèm theo danh sách gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình UBND cấp tỉnh.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, UBND tỉnh xem xét, phê duyệt danh sách Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng (bao gồm cả thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động) và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi hỗ trợ.          

6. Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội 

- Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.

*Hỗ trợ người nghèo và cận nghèo:

Người nghèo và cận nghèo: Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2019 của địa phương theo Quyết định số 3787/QĐ-UBND ngày 17/12/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt số liệu hộ nghèo và hộ cận nghèo cuối năm 2019.

Lưu ý: Chỉ thành viên của hộ có tên trong sổ hộ nghèo, cận nghèo (do UBND cấp xã cấp) mới được hỗ trợ; trường hợp trẻ em mới sinh ra, mới về làm dâu, mới đi bộ đội về sau ngày 17/12/2019 đến thời điểm lập danh sách thì các địa phương cập nhật, bổ sung vào Sổ hộ nghèo, hộ cận nghèo và được hỗ trợ từ chính sách này.

* Hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội

Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng tính đến tháng 4 năm 2020; không bao gồm những đối tượng sau: người đang hưởng chế độ hỗ trợ hộ gia đình chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng, trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, người cao tuổi, người đơn thân nuôi con.

Trình tự thủ tục:

UBND cấp xã rà soát, lập đối tượng Bảo trợ xã hội mẫu 07, danh sách hộ nghèo theo mẫu 08, hộ cận nghèo theo mẫu 09 và bảng tổng hợp theo mẫu 10 của Sở kèm theo văn bản đề nghị gửi về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình UBND cấp huyện.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, UBND cấp huyện xem xét, gửi văn bản đề nghị kèm theo danh sách lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình UBND cấp tỉnh.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt danh sách người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội được hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi hỗ trợ.

Hình thức chi trả:

- Đối tượng người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được chi trả 1 lần với kinh phí hỗ trợ của 3 tháng: 250.000đ/người/tháng x 3 tháng = 750.000đ. Giao UBND cấp xã chịu trách nhiệm chi trả.

- Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng sẽ do hệ thống Bưu điện chi trả không 1 lần với kinh phí hỗ trợ của 3 tháng là: 500.000đ/người/tháng x 3 tháng =1.500.000đ, không thu phí.

7. Hỗ trợ người sử dụng lao động vai vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động

Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo Khoản 3 Điều 98 của Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.

Điều kiện vay vốn:     

- Người sử dụng lao động có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 01 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020.

- Đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc.

- Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019.

Hồ sơ, thủ tục xác nhận, phê duyệt người sử dụng lao động đủ điều kiện được vay vốn:

Hồ sơ đề nghị gồm:

- Văn bản đề nghị theo

- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài).

- Danh sách người lao động phải ngừng việc do người sử dụng lao động lập theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Công văn này (Lưu ý: Danh sách này phải có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội).

- Bản sao báo cáo tài chính năm 2019, quý I năm 2020 (đối với doanh nghiệp và tổ chức).

Thẩm quyền giải quyết hồ sơ của Doanh nghiệp:

+ Đối với các Doanh nghiệp nằm ngoài các Khu công nghiệp: Chậm nhất ngày 05 hằng tháng, người sử dụng lao động có nhu cầu gửi hồ sơ đề nghị tại mục a đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã và thành phố nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân).

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, tổng hợp danh sách người sử dụng lao động đủ điều kiện vay vốn theo Mẫu số 13, danh sách người lao động ngừng việc của từng người sử dụng lao động theo Mẫu số 14, trình UBND cấp huyện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đối với các doanh nghiệp nằm trong Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore: Chậm nhất ngày 05 hằng tháng, người sử dụng lao động có nhu cầu gửi hồ sơ đề nghị tại mục a đến Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore thẩm định, tổng hợp danh sách người sử dụng lao động đủ điều kiện vay vốn theo Mẫu số 13, danh sách người lao động ngừng việc của từng người sử dụng lao động theo Mẫu số 14, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Đối với các Doanh nghiệp nằm trong các Khu công nghiệp: Chậm nhất ngày 05 hằng tháng, người sử dụng lao động có nhu cầu gửi hồ sơ đề nghị tại mục a đến Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương thẩm định, tổng hợp danh sách người sử dụng lao động đủ điều kiện vay vốn theo Mẫu số 13, danh sách người lao động ngừng việc của từng người sử dụng lao động theo Mẫu số 14, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phê duyệt danh sách theo Mẫu số 13, danh sách người lao động ngừng việc của từng người sử dụng lao động theo Mẫu số 14, gửi Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và người sử dụng lao động trong danh sách.

* Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, đơn vị nào tiếp nhận giải quyết thì đơn vị đó trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người sử dụng lao động biết.

Phê duyệt cho vay và tổ chức giải ngân:

- Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội và Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh phê duyệt cho vay. Trường hợp không cho vay thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến người sử dụng lao động.

- Việc giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 7 năm 2020.

Phan Vũ

 

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 870
Tuần này: 64805
Tháng này: 182721
Tổng truy cập: 3444443