Tài liệu thông tin nội bộ về kết quả tháng Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ (tháng 1/2020)

29/03/2020    Lượt xem: 563    In bài viết   Độ tương phản  

Từ ngày 01/01/2020, Việt Nam chính thức đảm nhiệm cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021 và giữ vai trò Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020.

I. BỐI CẢNH CHUNG

Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐBA ngay từ ngày đầu nhiệm kỳ ủy viên không thường trực HĐBA trong bối cảnh môi trường quốc tế có cả thuận lợi lẫn thách thức đan xen. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; đại đa số các nước đều đề cao và coi trọng chủ nghĩa đa phương, vai trò trung tâm của LHQ, HĐBA trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, tình, hình an ninh - chính trị cuối năm 2019 và đầu năm 2020 nảy sinh và gia tăng nhiều diễn biến, căng thẳng phức tạp, khó lường. Cạnh tranh và nghi kị giữa các nước lớn, nhất là các cặp quan hệ Mỹ-Trung và Mỹ-Nga, tiếp tục gay gắt[1], tác động trực tiếp đến hoạt động của HĐBA, gây khó khăn nhất định đối với việc giải quyết một số vấn đề, nhất là khi có liên quan đến lợi ích trực tiếp của các nước lớn (như vấn đề Syria, Libya, Cộng hòa Trung Phi...). Chiến sự tái diễn ở một số nước Trung Đông, châu Phi như Libya, Yemen, Mali; tình hình nhân đạo tại Syria tiếp tục xấu đi. Tiến trình đàm phán hạt nhân Mỹ - Triều bế tắc và căng thẳng. Biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh viêm đường hô hấp (Covid-19) tiếp tục trầm trọng ở quy mô toàn cầu.

II. HOẠT ĐỘNG CỦA HĐBA TRONG THÁNG 1/2020

1. Trong bối cảnh trên, HĐBA phải xử lý một khối lượng công việc lớn và đa dạng. Tổng cộng có 26 cuộc họp chính thức và tham vấn kín về tình hình tại châu Phi (Sudan, Cộng hòa dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi, Mali, Libya, Sudan, Phái bộ LHQ tại Tây Phi và Sahel-UNOWAS), Trung Đông (Syria, Yemen, xung đột Israel-Palestine), châu Âu (Síp), Mỹ Latinh (Colombia, Haiti), châu Á (Kashmir, hoạt động của Trung tâm Ngoại giao Phòng ngừa LHQ tại Trung Á-ƯNRCCA); thảo luận các vấn đề chủ đề là Tuân thủ Hiến chương LHQ và Hợp tác LHQ-Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). HĐBA cũng có 02 phiên đối thoại tương tác (IID) về tình hình CHDC Congo và Nam Sudan, 01 cuộc họp không chính thức về việc điều tra sử dụng vũ khí hóa học tại Douma (Syria) và 01 cuộc làm việc với Tổng Thư ký LHQ (TTK), cùng nhiều cuộc họp của các cơ quan trực thuộc HĐBA (như ủy ban chống khủng bố, Nhóm làm việc về trẻ em trong xung đột vũ trang, ủy ban trừng phạt Sudan, Yemen...). HĐBA đã thông qua 4 Nghị quyết, 1 Tuyên bố Chủ tịch và 5 Tuyên bố báo chí, thống nhất gia hạn Phái bộ UNOWAS đến hết năm 2022 (qua hình thức Thư của Chủ tịch HĐBA gửi TTK LHQ) (các văn kiện chính của HĐBA trong tháng 1/2020 được liệt kê trong Phụ lục kèm theo).

2. Các vấn đề trọng tâm nổi lên trong tháng 01/2020 (thông tin cơ bản về tình hình các khu vực trorg Phụ lục kèm theo) gồm:

(i) Tình hình Syria[2]: Trong tháng 1/2020, HĐBA họp 6 lần về tình hình Syria, tập trung thảo luận tình hỉnh chinh trị, nhân đạo và vấn đề sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. Trong phát biểu, Mỹ và các nước phương Tây chỉ trích mạnh Nga và Chính phủ Syria tiếp tục các cuộc tấn công ở Idlib (Tây Bắc Syria), gây nhiều tồn thất đối với dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự, cản trở hoạt động của LHQ và các đối tác cứu trợ nhân đạo, cáo buộc Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thượng. Ngược lại, Nga và Trung Quốc cho rằng bất ổn an ninh, nhân đạo ở Syria do các nhóm khủng bố, phiến quân gây ra, khắng định Syria đã loại bỏ hết vũ khí hóa học theo đúng nghĩa vụ quy định tại Công ước cấm vũ khí hóa học.

Sau quá trình thương lượng căng thẳng, HĐBA đã đạt thỏa hiệp vào phút chót thông qua nghị quyết gia hạn cơ chế hỗ trợ nhân đạo xuyên biên giới cho Syria thêm 6 tháng với 11 phiếu thuận, 4 phiếu trắng (Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc). Trước đó, cuối tháng 12/2019, hai dự thảo nghị quyết về vấn đề này do một bên là nhóm 3 nước (Đức, Bỉ, Kuwait) và một bên là Nga lần lượt đưa ra đều không được HĐBA thông qua.

(ii) Tình hình Libya[3]: HĐBA đã nhóm họp 4 lần trong tháng 01/2020 nhằm nắm bắt thông tin thực địa và tiến hành tham vấn giữa các nước. Tại các cuộc họp, các nước đều cơ bản chia sẻ quan ngại đối với các tác động tiêu cực về nhân đạo, an ninh của xung đột, ủng hộ sớm ngừng bắn và xúc tiến đối thoại, thương lượng để tiến tới giải pháp chính trị lâu dài nhằm chấm dứt xung đột, lập lại hòa bình ở Libya. Tuy nhiên trong thảo luận, vẫn còn có sự mâu thuận giữa Nga, Trung Quốc và Mỹ, các nước phương Tây liên quan đến việc thực thi lệnh cấm vận vũ khí với Libya khi phương Tây cáo buộc có sự hiện diện của lính đánh thuê từ Nga và vũ khí từ Nga, Trung Quốc. Các nước HĐBA cũng đang thảo luận nhằm thông qua một nghị quyết (do Anh, Đức chủ trì soạn thảo) về ủng hộ kết quả của “Hội nghị hòa bình Berlin về Libya (tổ chức ngày 19/1/2020 tại Đức), song còn một số khác biệt.

(iii) Tranh chấp giữa Pakistan - Ấn Độ về Jammu-Kashmir[4]: Ngày 15/01/2020, HĐBA đã tham vấn kín về vấn đề Jammu-Kashmir dưới đề mục “Các vấn đề khác” theo đề nghị của Trung Quốc[5]. Trong thảo luận, các nước HĐBA về cơ bản nhấn mạnh cần giải quyết tranh chấp thông qua kênh song phương, tình hình thực địa đã giảm căng thẳng; riêng Trung Quốc (nước thân Pakistan) tiếp tục lên án Ấn Độ về việc thay đổi quy chế đặc biệt đối với Jammu- Kashmir, nhấn mạnh HĐBA cần thảo luận vấn đề này do nằm trong chương trình nghị sự. Đây là lần thứ 2 HĐBA thảo luận về vấn đề này từ tháng 8/2019.

(iv) Vấn đề cấm vận đối với Cộng hòa (CH) Trung Phi[6]: Trong tháng 1/2020, thương lượng về một nghị quyết cấm vận mới đối với CH Trung Phi có nhiều diễn biến phức tạp khi Nga đề nghị nơi lỏng cấm vận vũ khí để tạo điều kiện tăng cường năng lực kiểm soát an ninh của Chính phủ (Nga cũng là bên cung cấp vũ khí cho Chính phủ CH Trung Phi) trong khi Pháp không muốn vũ khí tiếp tục được đưa vào trong lúc bạo lực đang tiếp diễn. Cuối cùng HĐBA thông qua được nghị quyết 2507, nhưng Nga và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

(v) Tình hình Trung Đông: HĐBA thảo luận định kỳ hàng quý nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông và trao đổi các giải pháp nhằm giải quyết xung đột Israel-Palestine. Trong phát biểu, TTK LHQ và các nước tiếp tục bày tỏ quan ngại về tình hình bạo lực, xung đột kéo dài, làm nhiều dân thường cả hai phía thiệt mạng. Các nước (trừ Mỹ) đều kêu gọi Israel chấm dứt chính sách mở rộng khu đinh cư tại vùng lãnh thổ cửa Palestine bị chiếm đóng, coi đó là hành động vi phạm luật pháp quốc tế; nhiều ý kiến cho rằng đây là nguyên nhân chính cản trở việc thực hiện giải pháp hai nhà nước. Riêng Mỹ tiếp tục ủng hộ, bảo vệ cho các chính sách và hành động của Israel.

III. VAI TRÒ ĐIỀU HÀNH, THAM GIA CỦA VIỆT NAM

1. Trong cương vị Chủ tịch, Việt Nam đã điều hành các công việc định kỳ và đột xuất, trong đó có xây dựng và thông qua chương trình làm việc của tháng, chủ trì các cuộc họp chính thức và tham vấn kín của HĐBA, thúc đẩy thương lượng và chủ trì thông qua các quyết định của HĐBA. Bên cạnh việc điều hành các cuộc họp, Việt Nam đã chủ trì buổi làm việc giữa các nước thành viên HĐBA vói TTK LHQ, duy trì quan hệ phối hợp thường xuyên với báo chí sở tại và quốc tế, thay mặt HĐBA thông tin cho báo chí sau các cuộc họp, duyệt ký và cho lưu hành các tài liệu, văn bản quan trọng của HĐB A trên cương vị Chủ tịch.

2. Việt Nam đã tham gia đóng góp vào công việc chung của HĐBA trên tinh thần chủ động, tích cực và trách nhiệm, bày tỏ quan điểm của Việt Nam về các vấn đề được HĐB A xem xét, thảo luận, thể hiện rõ lập trường của Việt Nam ủng hộ tuân thủ Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; nỗ lực thúc đẩy ngăn ngừa xung đột, giảm căng thẳng, tìm giải pháp thỏa đáng cho các tranh chấp, xung đột; ủng hộ vai trò của LHQ, các phái bộ gìn giữ hòa binh LHQ và các tổ chức khu vực. Đối với một số vấn đề phức tạp, có khác biệt quan điểm giữa các nước, ta đã chủ động nhấn mạnh HĐBA cần nỗ lực tham vấn để có đồng thuận, qua đó các nước thấy được sự tham gia thiện chí, tích cực, xây dựng của ta.

3. Đặc biệt, ta đã có sáng kiến tổ chức, hai sự kiện quan trọng của HĐBA, tạo dấu ấn Việt Nam tại HĐB A, gồm:

(i) Thảo luận mở của HĐBA vớỉ chủ đề "Thúc đẩy tuân thủ Hiến chương LHQ trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế" do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì với sự tham gia và phát biểu của tổng cộng 111 diễn giả (trong đó có đại diện của 106 quốc gia)-là số diễn giả cao nhất từ trước đến nay trong các cuộc thảo luận mở của HĐBA. Trong phát biểu, TTK LHQ và các nước đều cho rằng trong bối cảnh LHQ và chủ nghĩa đa phương đứng trước nhiều thách thức, Hiến chương LHQ tiếp tục là nền tảng của luật pháp và quan hệ quốc tế hiện đại, các nguyên tắc của Hiến chương vẫn giữ nguyên giá trị và ngày càng thiết thực; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, củng cố chủ nghĩa đa phương. Trong thảo luận cũng nổi lên quan ngại về tình, hình căng thẳng leo thang tại Trung Đông, các vấn đề phức tạp khác như tình hỉnh Ukraine, Jammu-Kashmir, tình hình phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, khủng bố quốc tế; một số nước phương Tây lên án các vi phạm quyền con người, đề cao vấn đề trừng phạt các tội ác diệt chủng, chống lại loài người.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Mỉnh đã có bài phát biểu khẳng định Việt Nam luôn coi việc tuân thủ Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế là phương thức quan trọng hàng đầu vun đắp hòa bình bền vững; cho rằng HĐBA và các nước thành viên HĐBA cần đi đầu trong việc tuân thủ và thực hiện Hiến chương, đồng thời đề nghị các nước thành viên LHQ tăng cường đối thoại, đề cao chủ nghĩa đa phương, phát huy tối đa các công cụ Hiến chương đã đề ra; tăng cường hiệu quả và vai trò của các tổ chức khu vực, đặc biệt trong phối họp với LHQ và HĐBA.

Dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trựởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, lần đầu tiên HĐBA thông qua Tuyên bố Chủ tịch về Hiến chương LHQ khẳng định giá trị bền vững của Hiến chương trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển luật pháp quốc tế và điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia; tái khẳng định cam kết của HĐBA đối với tôn chỉ, mục đích của Hiến chương; nhấn mạnh tất cả các nước, các cơ quan LHQ, các tổ chức khu vực... cần luôn hành động phù hợp với Hiến chương LHQ, bảo đảm xử lý các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế phù hợp với Hiến chương.

(ii) Phiên họp đầu tiên của HĐBA về hợp tác giữa LHQ và ASEAN:

Trong phát biểu, TTK LHQ và các nước đều đánh giá cao các thành tựu của ASEAN trong hội nhập, phát triển kinh tế, giữ gìn hòa bình, ổn định ở khu vực và đóng góp ngày càng nhiều vào công việc chung của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là đối với hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ; hoan nghênh vai trò và đóng góp của Việt Nam (đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, tổ chức đào tạo theo mô hình 3 bên cho các hoạt động gìn giữ hòa bình, phối hợp hiệu quả với LHQ trong lĩnh vực phụ nữ, hòa bình và an ninh...); thể hiện sự coi trọng họp tác song phương và đa phương với ASEAN trên nhiều lĩnh vực như thúc đẩy thương mại, kinh tế, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, hàng hải...; mong muốn ASEAN tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt trong việc giải quyết các thách thức và duy trì hòa bình, an ninh ở khu vực và thế giới. Nga, Tunisia (là thành vỉên của các tố chức khu vực khác như Tổ chức họp tác Thượng Hải, Liên minh châu Phi) đã chia sẻ kinh nghiệm thành công và đề xuất các biện pháp tăng cường hợp tác với ASEAN.

Cuộc họp đã đề cập tới hai vấn đề khu vực là Biển Đổng (Đức, Bỉ, Pháp, Anh, Estonia, Nga, Mỹ, Trung Quốc) và Rakhine (Đức, Mỹ, Pháp, Anh, Tunisia- phát biểu thay mặt Nam Phi và Niger, Bỉ, Estonia, Nga, Trung Quốc), về Biển Đông, các nước đều hoan nghênh tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc, kêu gọi xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột và giảm căng thẳng. Anh, Pháp, Đức, Bỉ nhấn mạnh các nguyên tắc về an ninh, an toàn hàng hải, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS). Nga cho rằng các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực cần được giải quyết song phương giữa các nước liên quan. Mỹ đánh giá Biển Đông hiện là một trong các khu vực nơi tự do hàng hải bị đe dọa nhiều nhất trên thế giới; cho rằng yêu sách biển phi pháp của Trung Quốc, trong đó có các hoạt động ức hiếp nhằm vào hoạt động đánh bắt cá và khai thác dầu khí của các quốc gia khác, đe dọa trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực; bày tỏ quan ngại trước các hành động khiêu khích, “bắt nạt” của Trung Quốc ở khu vực, làm dấy lên nhiều hoài nghi đối với ý định của Trung Quốc về một Bộ quy tắc ứng xử hiệu quả. Trung Quốc bác bỏ, cho rằng các cáo buộc của Mỹ là vô căn cứ và HĐBA không phải là diễn đàn để thảo luận vấn đề Biển Đông; khẳng định Trung Quốc và ASEAN đang nỗ lực đàm phán, lấy làm tiếc việc tiến trình bị một số nước như Mỹ làm gián đoạn và phá hoại; lên án Mỹ có những hành động làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông như cử tàu quân sự và máy bay đến khu vực.

Về vấn đề Rakhine, các nước đều hoan nghênh và ghi nhận vai trò của ASEAN, Trung tâm hỗ trợ nhân đạo ASEAN (AHA) trong việc giải quyết vấn đề hồi hương ở bang Rakhine. Anh, Pháp, Đức, Bỉ ghi nhận Lệnh ban hành các biện pháp tạm thời của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) trong vụ Gambia kiện Myanmar vi phạm Công ước ngăn ngừa và trừng phạt tội phạm diệt chủng đối với người Rohingya tại bang Rakhine, Myanmar, khuyến khích Myanmar tuân thủ và thực hiện quyết định. Mỹ ủng hộ tiến trình dân chủ Myanmar nhưng quan ngại về tình hình người Rohingya, cho rằng cần bảo đảm công lý cho nạn nhân. Nga phản đối việc nêu vấn đề Myanmar tại HĐBA vì cho rằng vấn đề hồi hương chỉ nên được giải quyết bởi các bên liên quan qua tham vấn song phương. Trung Quốc thông tin việc tổ chức họp giữa ba bên là Trung Quốc-Myanmar-Bangladesh; đánh giá cao vai trò của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại giữa Myanmar và Bangladesh; khẳng định cộng đồng quốc tế cần tạo môi trường bên ngoài thuận lợi cho việc hồi hương, tránh tạo áp lực quá mức sẽ phản tác dụng; ghi nhận quyết định của ICI và quan điểm của chính phủ Myanmar.

Việt Nam phát biểu với tư cách quốc gia nhấn mạnh vai trò và đóng góp của ASEAN trong hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, tăng cường hợp tác với các đối tác thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, thúc đẩy văn hóa hòa bình, tham vấn và đối thoại; nhấn mạnh ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, vai trò trung tâm của LHQ trong hệ thống đa phương toàn cầu, tăng cường hợp tác ASEAN-LHQ, trong đó có lĩnh vực an ninh hàng hải; đồng thời nêu các ưu tiên mà Việt Nam dự kiến thúc đẩy giữa LHQ và ASEAN.

4. Sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam đều được các nước đánh giá cao. Các nước P5 đều thể hiện tôn trọng vai trò, sự tham gia của ta; ủng hộ cách làm và các sáng kiến, nội dung ta thúc đẩy. Pháp đánh giá Việt Nam đã điều hành khéo léo và hiệu quả, giúp giảm căng thẳng các cuộc thảo luận về Trung Đông, Libya. Indonesia chúc mừng Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tháng Chủ tịch và tin tưởng sự hiện diện của hai nước ASEAN cùng trong HĐBA sẽ mang lại nhiều giá trị hơn nữa cho cả nhóm. Bỉ bày tỏ ấn tượng với thành công của thảo luận mở về 75 năm Hiến chương LHQ và sẽ phải cố gắng giữ nhịp khi đảm nhiệm chức Chủ tịch tháng 2/2020. Nga, Trung Quốc chia sẻ với ta về lập trường, quan điểm trên nhiều vấn đề.

Ấn Độ và Myanmar cảm ơn ta đã nỗ lực hỗ trợ bạn trong việc hạn chế những thảo luận về các vấn đề liên quan đến bạn trong chương trình của HĐBA.

Dư luận báo chí quốc tế đánh giá tích cực vai trò của Việt Nam trong tháng Chủ tịch HĐBA. Tạp chí Geopolitical Monitor (Canada) đánh giá Việt Nam đang là tâm điểm chú ý của toàn cầu với vị trí, uy tín và trách nhiệm kép là Chủ tịch ASEAN 2020 và Chủ tịch HĐBA tháng 01/2020. Hãng tin Tân Hoa Xã (Trung Quốc), Hãng Thông tấn Pháp (AFP) đưa tin về việc Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì phiên Thảo luận mở đã thu hút sự quan tâm kỷ lục của các nước thành viên LHQ.

IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Thực tiễn hoạt động trong tháng 1/2020 cho thấy HĐBA vẫn tiếp tục là cơ chế đa phương đóng vai trò quan trọng hàng đầu, chưa thể thay thế trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế; đồng thời có thể có tiếng nói chung trên các vấn đề không có cọ xát cơ bản về lợi ích hoặc đáp ứng quan tâm chung của đông đảo các nước như tuân thủ Hiến chương LHQ, thúc đẩy hợp tác với các tố chức khu vực, các hoạt động gìn giữ hòa bình.

2. Ta đã hoàn thành nhiệm vụ là Chủ tịch HĐBA thành công, đáp ứng tốt các mục tiêu, yêu cầu và phương châm đề ra trong Đề án tổng thể tham gia HĐBA đã được Bộ Chính trị phê duyệt. Lãnh đạo LHQ và các nước bày tỏ chúc mừng và đánh giá cao việc Việt Nam điều hành công việc HĐBA một cách chuyên nghiệp, minh bạch, có tham vấn rộng rãi; hoan nghênh sáng kiến của Việt Nam tổ chức 02 sự kiện điểm nhấn trong tháng 1/2020.                                                      ,

3. Hai sự kiện ta tổ chức thực sự để lại dấu ấn quan trọng, thể hiện vai trò nòng cốt, dẫn dắt theo quan điểm chỉ đạo của Chỉ thị 25 ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương. Chủ đề “Tuân thủ Hiến chương LHQ” là rất đúng và trúng, đáp ứng lợi ích chung của cộng đồng quốc tế về hòa bình, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, và kịp thời về thời điếm khi chủ nghĩa đa phưong và LHQ gặp nhiều thách thức, và nhất là căng thẳng Mỹ-Iran có thể dẫn đến bùng nổ xung đột ở Trung Đông; đây cũng là sự kiện điểm nhấn đầu tiên cho năm 2020 kỷ niệm 75 năm thành, lập LHQ, có tính định hướng cho hoạt động của LHQ thời gian tới.

Việc HĐBA lần đầu tiên họp về hợp tác LHQ-ASEAN đã giúp nâng cao nhận thức rộng rãi về vai trò, đóng góp của ASEAN và tầm quan trọng của hợp tác ASEAN-LHQ. Lần đầu tiên tại HĐBA, vấn đề Biển Đông được nhiều nước quan tâm, chủ động đề cập và trao đổi tương đối cụ thể; các ý kiến phát biểu không đi vào tranh cãi về chủ quyền tại Biển Đông mà tập trung nêu đậm những tác động có thể có đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

4. Việc đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch HĐBA là kết quả bước đầu quan trọng, tạo thuận lợi cho tham gia của ta tại HĐBA trong thòi gian tới. Ket quả này có được nhờ chủ trương, đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước và đánh giá đúng tình hình, xu hướng quốc tế; cũng như vị thế, vai trò quốc tế và năng lực đa phương ngày càng tăng của Việt Nam. Bên cạnh đó, ta đã có sự chuẩn bị từ rất sớm, kỹ lưỡng và toàn diện, đặc biệt là nghiên cứu các vấn đề để đưa ra sáng kiến, cũng như xây dựng lập trường đối với tất cả các vấn đề trong chương trình nghị sự HĐBA. Ta cũng đã tham vấn, trao đổi chặt chẽ với tất cả các thành viên HĐBA, nhất là các nước P5, qua đó tạo dựng đồng thuận, ủng hộ vai trò Chủ tịch và các đề xuất, sáng kiến của ta.

Công tác HĐBA được triển khai hiệu quả với sự phối họp nhịp nhàng và kịp thời giữa các cơ quan liên quan ở cả trong và ngoài nước. Công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện tốt, bài bản theo Đề án tuyên truyền đã được Thủ tướng Chinh phủ phê duyệt, nổi bật là thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đầu năm 2020 nhân dịp Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và ủy viên không thường trực HĐBA 2020-2021, các bài viết và trả lời phỏng vấn của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhân dịp chủ trì Phiên thảo luận mở về 75 năm Hiến chương LHQ, các cuộc họp báo quốc tế, gặp gỡ trao đổi thông tin với báo chí Việt Nam của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, công tác đưa tin tích cực, thường xuyên của Phái đoàn ta tại New York, sự vào cuộc chủ động, tích cực của các cơ quan báo chí trong nước.

5. Các bộ, ngành liên quan của ta sẽ tiếp tục theo dõi sát tinh hình, phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai công tác của ta tại HĐBA. Trước mắt, trong tháng 2/2020, với vai trò chủ tịch của Bỉ, HĐBA đã xây dựng chương trình gồm một số vấn đề chính như thảo luận tình hình tại Libya, Myanmar, Syria, Yemen, Somalia, CH Trung Phi, Haiti, các vấn đế chủ đề như trẻ em trong xung đột vũ trang, chống khủng bố, hợp tác LHQ-Liên minh châu Âu (EU), hợp tác tư pháp chuyển tiếp trong xung đột và hậu xung đột. Ngoài ra một số vấn đề phức tạp khác cũng có thể nảy sinh tại HĐBA như tình hình xung đột Israel-Palestine, vấn đề hạt nhân Iran và Triều Tiên, Venezuela.

V. CHỦ TRƯƠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN, THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

1. Chủ trương

1) Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, xử lý khôn khéo, linh hoạt hài hòa các mối quan hệ, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, bình đẳng và cùng có lợi, góp phần xây dựng đồng thuận trong HĐBA, giữ vững và tăng cường đoàn kết ASEAN.

2) Thúc đẩy đối thoại, giảm căng thẳng, đối đầu, tìm giải pháp công bằng, hợp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ cho các cuộc xung đột, điểm nóng có thể bùng phát thành xung đột ở các khu vực, ảnh hưỏng đến hòa bình, an ninh tại khu vực và thế giới.

3) Đề cao các nỗ lực, biện pháp ngăn ngừa xung đột, kiến tạo hòa bình, tái thiết hậu xung đột, phát triển bền vững, tăng cường chủ nghĩa đa phương và các thể chế đa phương, trong đó có vai trò của LHQ và các tổ chức khu vực; tuân thủ các nguyên tắc cơ bản và phổ quát của luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, nhất là về bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị - xã hội, không can thiệp vào cổng việc nội bộ, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; bác bỏ hành vi cường quyền, áp đặt, gây căng thang và thù địch trong quan hệ quốc tế.

4) Phản đối mọi hành vi tấn công, vi phạm quyền con người đối với thường dân trong xung đột vũ trang; lên án các hành vi tấn công có chủ đích nhằm vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với người dân; nhấn mạnh trách nhiệm tôn trọng, tuân thủ luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế; nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp bảo vệ thường dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, trong xung đột vũ trang và việc tạo điều kiện thuận lợi cứu trợ nhân đạo cho những người dân cần trợ giúp trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiên chương LHQ.

5) Thúc đẩy và ủng hộ nỗ lực chung nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của HĐBA trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, trong đó có việc cải tiến . phương pháp làm việc của HĐBA cũng như tăng cường hiệu quả của các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.

2. Định hướng tuyên truyền, thông tin đối ngoại

1) Tuyên truyền về quan điểm, đường lối đối ngoại đã được Đại hội lần thứ XII của Đảng đề ra là độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi; đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

2) Tuyên truyền về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch một cách tích cực, chủ động, trách nhiệm, khách quan, minh bạch với năng lực điều hành chuyên nghiệp, khoa học, hiệu quả; tạo điều kiện tốt nhất cho trao đổi, tham vấn, thương lượng và thúc đẩy đồng thuận; khẳng định đường lối hoà bình, độc lập và là thành viên có trách nhiệm; đóng góp thực chất cho các hoạt động của HĐBA, thúc đẩy giải quyết các vấn đề được HĐBA xem xét phù hợp Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế.

3) Tăng cường công tác thông tin đối ngoại về những kết quả, sáng kiến của Việt Nam trong Tháng Chủ tịch HĐBA, trong đó có 02 sự kiện điểm nhấn, sự điều hành hài hòa quan điểm khác nhau của các nước để thông qua được các nghị quyết, tuyên bố chủ tịch, tuyên bố báo chí,... đáp ứng lợi ích chung của cộng đồng quốc tế về hòa bình, ổn định, tôn trọng luật phấp quốc tế; thể hiện vị thế quốc tế và năng lực đa phương của ta.

4) Tuyên truyền nhấn mạnh các kinh nghiệm trong tháng Chủ tịch HĐBA sẽ giúp Việt Nam tham gia và thể hiện vai trò tốt hơn trong những tháng tiếp theo cũng như trong đảm nhiệm vai trò ủy viên khổng thường trực HDBA nhiệm kỳ 2020-2021; tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia, các tổ chức và bạn bè quốc tế nhằm bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc trên cơ sở luật pháp quốc tế trong các vấn đề có liên quan.

5) Kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình, dư luận quốc tế về các vấn đề liên quan; triển khai công tác tuyên truyền về kết quả điều hành, vai trò và vị thế, uy tín của Việt Nam với cương vị ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021 một cách đúng đắn, khách quan, phù hợp với lợi ích của ta, tạo sự thống nhất cao về tư tưởng, nhận thức trong Đảng và trong xã hội. Chủ động đấu tranh với những phần tử cơ hội chính trị, thù địch lợi dụng sự việc để tuyên truyền xuyên tạc chính sách đối ngoại cũng như kích động chống phá chủ trương của Đảng, Nhà nước và các lợi ích quốc gia-dân tộc của Việt Nam ./.

 

[2]  Xung đột Syria khởi đầu từ năm 2011 khi các cuộc biểu tình bùng phát chống chính quyền của Tổng thống Assad, sau đó lan rộng thành nội chiến giữa các phe phái gây tổn thất nặng nề cho dân thường. Đây là một trong số các vấn đề phức tạp nhất trong Chương trình nghị sự của HĐBA do có sự tham gia, can dự trực tiếp của các nước ủy viên thường trực HĐBA (Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc). Ước tính, đến năm 2018, đã có hơn 500 nghìn người chết; 5,6 triệu người bị buộc phải rời khỏi chỗ ở. Từ 2011 đên 2016 theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Syria đã giảm 226 tỷ USD tính theo tỉ giá năm 2010, bằng 4 lần GDP năm 2010; 2,9 triệu người dân Syria thất nghiệp, tì lệ thất nghiệp ở thanh niên là 78% (năm 2015), khoảng 60% người dân sống trong tình trạng đói nghèo cùng cực.

[3]  Tại Libya, cuộc nội chiến giữa “Chính phủ đoàn kết dân tộc” (GNA - được LHQ và quốc tế công nhận là Chính phủ hợp pháp của Libya) và nhóm vũ trang độc lập có tên gọi “Quân đội quốc gia Libya” (LNA - dưới sự chỉ huy của Tướng Khalifa Haftar), kéo dài từ năm 2015 đến nay sau khi Chính phủ của nhà Lãnh đạo Gaddafi sụp đổ, diễn biến tiêu cực với các động thái leo thang của các bên liên quan, Từ tháng 4/2019, LNA mở chiến dịch tấn công nhằm chiếm Thủ đô Tripoli vốn thuộc quyền kiểm soát cùa Chính phủ GNA. Hiện giao tranh giữa hai bên đang diễn ra khốc liệt nhằm giành quyền kiểm soát Thủ đô Tripoli.

[4]  Vấn đề tranh chấp biên giới ở khu vực Jammu-Kashmir giữa Pakistan và Ắn Độ đã tồn tại từ năm 1947 song gần đây căng thẳng trở lại khi Ắn Độ ra sắc lệnh hủy bỏ Điều 370 trong Hiến pháp về quyền tự trị đặc biệt cho bang Jammu-Kashmir do Ắn Độ quản lý.

[5] Theo thủ tục hoạt động của HĐBA, bất kỳ nước ủy viên HĐBA nào cũng có thể đề xuất thảo luận về các vấn đề quan tâm dưới đề mục “Các vấn đề khác” (any other business).

[6] Kể từ năm 2013, HĐBA đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với CH Trung Phi (sau đó có mở rộng sang các biện pháp cấm đi lại và phong tỏa tài sản của một số cá nhân) do tình hình bạo lực, xung đột giữa các nhóm vũ trang diễn biến nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân sở tại. Sau đó, định kỳ hàng năm, HĐBA đều tiến hành thảo luận, rà soát các biện pháp trừng phạt để đáp ứng với yêu cầu của tình hình.

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 145
Tuần này: 19480
Tháng này: 51600
Tổng truy cập: 3509637