UBND huyện Dầu Tiếng chỉ đạo tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn huyện

28/08/2023    Lượt xem: 761    In bài viết   Độ tương phản  

- Các cơ quan, phòng ban, đoàn thể huyện, UBND các xã, thị trấn căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao triển khai tốt công tác tuyên truyền về phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn trong phạm vi quản lý; tổ chức quán triệt đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động nhận thức rõ về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; xác định nhiệm vụ bảo vệ môi trường, công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là công tác quan trọng trong hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác quản lý và tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện; vận động, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của các đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt đối với các quy định về thu gom chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại, đề nghị các đơn vị này phối hợp cùng UBND các xã, thị trấn ghi nhận, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn huyện. Phối hợp cùng cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các xã, thị trấn thành lập lực lượng tuyên truyền viên, lực lượng kiểm tra giám sát để tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thực hiện tốt công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đúng theo quy định.

- Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Xí nghiệp Công trình công cộng và UBND các xã, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát, kiện toàn lại hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt, đảm bảo thu gom riêng từng nhóm chất thải sau phân loại; cân đối các phương tiện hiện có hoặc đầu tư thêm để đảm bảo vận chuyển chất thải rắn sau khi phân loại đến các điểm tập kết, trạm trung chuyển, khu xử lý/tái chế. Quy hoạch, bố trí và đưa vào hoạt động các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phối hợp với các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt xác định địa điểm, thời gian, tần suất, tuyến thu gom và lộ trình di chuyển của các phương tiện vận chuyển để đảm bảo công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại được đồng bộ, hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Huy động các nguồn lực xã hội và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn kinh phí để triển khai các hoạt động liên quan đến công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; kịp thời biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các  tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhiều đóng góp thiết thực và thực hiện tốt công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

- Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền Thanh huyện tăng cường tuyên truyền các nội dung liên quan đến công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn để tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện nhận thức, hình thành thói quen phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; kịp thời phản ánh, tuyên truyền các mô hình, điển hình, tổ chức, cá nhân, các khu phố, ấp, khu dân cư thực hiện tốt việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; nhân rộng những mô hình triển khai hiệu quả và cách làm hay trong quá trình thực hiện.

UBND huyện cũng giao Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu Kế hoạch triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn huyện. Đồng thời định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo về UBND huyện để xem xét, chỉ đạo.

Bình Nguyễn

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 704
Tuần này: 7340
Tháng này: 2128
Tổng truy cập: 3539798