Triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm trên địa bàn huyện giai đoạn 2023 – 2025.

29/03/2023    Lượt xem: 866    In bài viết   Độ tương phản  

Theo đó, với quan điểm thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, kinh tế - xã hội, hành chính, hình sự và các biện pháp khác trong phòng, chống tệ nạn mại dâm nhằm bảo vệ thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc; góp phần tăng cường trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Lấy phòng ngừa là trọng tâm trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm; kết hợp phòng, chống tệ nạn mại dâm với phòng, chống tệ nạn ma tuý và phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. Tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, giáo dục lối sống cho người dân, đặc biệt đối với thanh thiếu niên, học sinh. Đồng thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến mại dâm. Phát huy tính chủ động, trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức, đoàn thể ở cơ sở trong công tác phòng, chống mại dâm. Kế thừa, phát huy những kinh nghiệm, mô hình hiệu quả trong công tác phòng, chống mại dâm từ những giai đoạn trước.

Mục tiêu của Kế hoạch là tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn mại dâm; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng trong công tác phòng, chống mại dâm; tăng cường khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội để hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm. Tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác phòng, chống mại dâm; giảm thiểu tác hại của mại dâm đối với đời sống xã hội; bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, hỗ trợ các dịch vụ xã hội cho người bán dâm; giảm tội phạm liên quan đến mại dâm; đa dạng hóa nội dung, đổi mới hình thức tuyên truyền về công tác phòng, chống mại dâm; huy động nguồn lực, tạo điều kiện, hỗ trợ người bán dâm học nghề, tìm kiếm việc làm, có thu nhập ổn định, hòa nhập cộng đồng; tổ chức tốt công tác dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, các bệnh qua đường tình dục đối với nhóm người mua, bán dâm. Tiếp tục lấy phòng ngừa làm trọng tâm, kết hợp thông tin, giáo dục, truyền thông, tư vấn về phòng, chống mại dâm với quản lý an ninh, trật tự và kiểm soát các hoạt động dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Đặc biệt, chú trọng đến công tác phòng ngừa đối với nhóm nguy cơ cao như học sinh, công nhân, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, người đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh, triệt phá các ổ nhóm, tụ điểm mại dâm trên địa bàn. Kịp thời nắm bắt thông tin, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các thủ đoạn, hoạt động nhằm mục đích thu lợi từ mại dâm. Kiên quyết, xử lý nghiêm, đúng quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân phạm tội mua, bán, môi giới, chứa chấp, tổ chức hoạt động mại dâm trên địa bàn huyện. Tiếp tục chỉ đạo, triển khai một cách đồng bộ các giải pháp, biện pháp phòng, chống mại dâm, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể.

Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025 ít nhất 90% số xã, thị trấn tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên. Ít nhất 70% người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; ít nhất 60% người lao động trong các khu công nghiệp; 70% học sinh các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống tệ nạn mại dâm. 100% UBND xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm. 100% tin tố giác, tin báo, khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm được tiếp nhận, xác minh, phân loại, xử lý kịp thời. Số tội phạm liên quan đến mại dâm phát sinh được xử lý theo quy định của pháp luật, đặc biệt những địa bàn trọng điểm; tổ chức kiểm tra ít nhất 30% số cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn; đến năm 2025, 100% các cơ sở được kiểm tra ít nhất một lần.

Phấn đấu đến năm 2025 có 4/12 xã, thị trấn xây dựng, triển khai mô hình thí điểm về phòng ngừa mại dâm, hỗ trợ can thiệp giảm hại, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm; Ít nhất 60% người bán dâm hoàn lương có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội, hòa nhập cộng đồng. Ít nhất 50% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở cấp xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực phòng, chống mại dâm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về công tác phòng, chống mại dâm; thực hiện các can thiệp giảm hại; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm. 100% số người bán dâm có nhu cầu được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội phù hợp; đồng thời duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình thí điểm về công tác hỗ trợ, giúp đỡ người bán dâm hòa nhập cộng đồng, người bán dâm tham gia mô hình được giới thiệu, chuyển gửi, tiếp cận với các dịch vụ về tư vấn pháp lý - tâm lý, chăm sóc sức khỏe, học văn hóa, học nghề, giải quyết việc làm và hỗ trợ vay vốn gắn với các chương trình an sinh xã hội của địa phương, giúp cho họ ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng một cách bền vững.

Theo Kế hoạch, Ủy ban nhân dân huyện giao Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện.

                                                                                                        Tạ Phú

 

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 10
Tuần này: 19480
Tháng này: 51465
Tổng truy cập: 3509502