UBND huyện vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 24/02/2021 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030.

26/02/2021    Lượt xem: 364    In bài viết   Độ tương phản  

Mục tiêu chung của Kế hoạch nhằm Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động, khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh tại nơi làm việc, phòng, chống bệnh tật và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Kế hoạch đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 như sau:

- Thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia vào năm 2030 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Quản lý cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp: quản lý được 50% số cơ sở lao động vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.

- Kiểm tra quan trắc môi trường lao động của cơ sở lao động: Kiểm tra 30% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định vào năm 2025.

- Đến năm 2025: Lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở (Theo đề án xây dựng và phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới của Bộ Y tế). 100% các cơ sở lao động được tư vấn về các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp phòng, chống, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp điều kiện lao động, tăng cường vận động tại nơi làm việc theo chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao; 50% người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin về yếu tố có hại, biện pháp phòng chống và được khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030.

- Đến năm 2025: 100% người lao động tiếp xúc với xi măng được quản lý sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp; 100% cơ sở lao động có sử dụng xi măng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định.

- 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, khám bệnh, điều trị và phục hồi chức năng.

- Đến năm 2030: 100% người lao động tại các khu công nghiệp, cụm sản xuất, các cơ sở lao động ngoài khu công nghiệp được tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ (Lao động nữ).

- Đến năm 2025 giảm 15% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các cơ sở lao động và đến năm 2030 giảm 25% so với giai đoạn 2010-2018.

Kế hoạch phân công ngành Y tế chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch, đảm bảo đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra; đồng thời, hướng dẫn thực hiện các dự án về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp theo phân cấp quản lý.

                                                                                                      Tạ Phú

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 1099
Tuần này: 11432
Tháng này: 64817
Tổng truy cập: 3522854