Thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện Dầu Tiếng năm 2021

26/02/2021    Lượt xem: 616    In bài viết   Độ tương phản  

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện, thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực thi nghiêm túc, hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Kết hợp tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính, trọng tâm là Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020; Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện; làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xử lý vi phạm hành chính.

Đồng thời thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên tại Kế hoạch số 6504/KH-UBND ngày 31/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2021, Ủy ban nhân dân huyện Dầu Tiếng vừa ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 08/02/2021 về việc thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện năm 2021.

Theo đó công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện cần triển khai đồng bộ, có hiệu quả việc quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thực hiện, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện Dầu Tiếng.

Trong Kế hoạch đã đề ra, cần thực hiện tốt các nội dung: Rà soát, theo dõi việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời phát hiện những quy định không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trọng tâm là Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020; Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện; Hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ trong triển khai thi hành và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ tư pháp, pháp chế và người làm công tác xử lý vi phạm hành chính; Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Để triển khai hiệu quả quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đảm bảo thi hành nghiêm các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm, tăng cường công tác quản lý nhà nước, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm, đúng pháp luật các hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý; kịp thời khắc phục, hạn chế các sai sót dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến xử lý vi phạm hành chính. Xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm pháp luật, có sai phạm trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, UBND huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể như sau:

1. Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, phòng, ban và UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này; tham mưu UBND huyện tổng hợp báo cáo Sở Tư pháp theo quy định.

Phối hợp với các cơ quan, phòng, ban và UBND các xã, thị trấn tham mưu Chủ tịch UBND huyện thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính khi có kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc áp dụng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

2. Thủ trưởng các cơ quan, phòng, ban chỉ đạo cán bộ, công chức phụ trách công tác xử lý vi phạm hành chính phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, phòng, ban có liên quan tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, có hiệu quả các nội dung công việc trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; tổng hợp kết quả báo cáo UBND huyện (thông qua Phòng Tư pháp) theo quy định.

3. UBND các xã, thị trấn xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2021 của địa phương mình; tổng hợp kết quả báo cáo UBND huyện (thông qua Phòng Tư pháp) theo quy định.

4. Kinh phí thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước./.

 

HUY BẰNG

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 4261
Tuần này: 68196
Tháng này: 186112
Tổng truy cập: 3447834