Chùa Thái Sơn núi Cậu - Điểm du lịch tâm linh nổi bật của Bình Dương

25/07/2018    In bài viết   Độ tương phản  

Vị trí và đường đi Chùa Thái Sơn

chùa thái sơn

Hình ảnh Chùa Thái Sơn trên núi Cậu (ảnh ST)

Chùa Thái Sơn nằm trên núi Cậu ở ngay gần hồ Dầu Tiếng, thuộc ấp Tha La, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Nơi đây cách Sài Gòn khoảng 53 km.chùa thái sơn

Đường đi lên tới núi Cậu và chùa Thái Sơn (ảnh ST)

Quần thể khu vực núi Cậu có diện tích lên tới hơn 1600 ha với 21 ngọn núi. Ngọn núi cao nhất ở đây là Cửa Ông cao 295 m, núi Ông cao 285 m, Tha La cao 198 m và núi Chúa cao tới 63m.

Đôi nét về Chùa Thái Sơn Núi Cậu

chùa thái sơn

Khung cảnh chùa Thái Sơn yên bình trên núi Cậu (ảnh ST)

Khi tới thăm núi Cậu, du khách sẽ bắt gặp chùa Thái Sơn ở lưng chừng núi với độ cao khoảng 50 m. Ngôi chùa này được xây từ năm 1988 bởi hòa thượng Thích Đạt Phẩm hay còn có tên thân thuộc là Thầy Sáu.

chùa thái sơn

Nhiều hạng mục nhỏ ở quần thể của chùa (ảnh ST)

Quần thể khuôn viên của ngôi chùa lên tới trên 5ha với nhiều công trình như cổng tam quan, ngôi Cửu Trùng Đại Tháp, tượng Nam hải Quán Thế Âm Bồ Tát, chánh điện,…Ngôi Cứu Trùng Đại Tháp ở đây cao tới 36m và có 9 tầng.

Tượng Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát cao 12 m. Chánh điện điện  ngọc – nơi mà các du khách, tăng ni phật tử hàng năm về cúng bái tại đây thì được xây theo phong cách cổ lầu phương Đông.

chùa thái sơn

Nơi đây sẽ đông người hơn vào những ngày lễ (ảnh ST)

chùa thái sơn núi cậu

Toàn cảnh quần thể khu chùa Thái Sơn (ảnh ST)

Ngày lễ thu hút nhiều người đến với chùa Thái Sơn nhất là ngày lễ “Mẹ” vào mồng 13,14,14 tháng 8 âm lịch hàng này. Đây là ngày lễ hội lớn nhất ở núi Cậu và tòa thánh Tây Ninh. Ngoài ra thì những ngày lễ Phật Đản hay ngày rằm tháng Giêng, tháng mười đều khá đông du khách tới với chùa Thái Sơn.

chùa thái sơn

Nơi thờ “cậu Bảy” trên đỉnh núi (ảnh ST)

Sau khi tham quan chùa Thái Sơn, du khách có thể bớt chút thời gian leo lên đỉnh núi cậu. Tại đây đường lên núi có hơn 1000 bậc tam cấp bằng đá. Đường đi lên núi quanh co, hai bên đường đi có cây cối rậm rạp dẫn tới đỉnh núi – nơi có một am miếu nhỏ hai tầng, phía dưới thờ tượng “cậu Bảy”.

Tương truyền rằng “cậu bảy” khi xưa là bộ tướng của ngài tá quân Lê Văn Duyệt, từng đi chinh phục, và bảo hộ xứ Chân Lạp thời nhà Nguyễn. Đứng tại đây, trên đỉnh núi Cậu, du khách có thể ngắm toàn cảnh quần thể dãy núi cậu cũng như quang cảnh xung quanh cũng như hồ Dầu Tiếng, tại đây còn có cây sung cổ thụ 300 tuổi cùng nhiều loại cây cổ thụ lâu năm quý hiếm.

núi cậu

Quang cảnh núi Cậu nhìn từ hồ Dầu Tiếng (ảnh ST)

Du lịch Núi Cậu - Dầu Tiếng
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập
Hôm nay: 1203
Tuần này: 18649
Tháng này: 50624
Tổng truy cập: 3508661