Lĩnh vực: Lĩnh vực Bảo trợ xã hội
Mức độ: 2
- Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Đối tượng thực hiện: Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Không quy định
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không quy định
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cở sở trợ giúp xã hội
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không quy định
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội
- Lệ phí: Lệ phí khôngBước 1: Đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc người giám hộ, thân nhân hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cha mẹ nuôi của đối tượng có đơn đề nghị gửi Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của cấp huyện. + Nếu hồ sơ đầy đủ đúng yêu cầu, cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn cho người nộp hồ sơ. + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ sẽ được hướng dẫn hoàn chỉnh.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn, người đứng đầu cơ sở quyết định dừng trợ giúp xã hội.
Bước 3: Cơ sở lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình, cộng đồng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
STT | Tên hồ sơ | Biểu mẫu |
---|---|---|
1 | Đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP | Tải về |
2 | 01 bộ hồ sơ | Không có |
- - Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị.
- - Đối tượng được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật con nuôi.
- - Đối tượng đủ 18 tuổi. Trường hợp từ 18 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi.
- - Đối tượng đề nghị dừng hoạt động trợ giúp xã hội.
Không quy định